Tại sao lại như vậy? Thực tế, bóng đá Việt Nam có những đặc thù riêng hay nói nôm na, đó là những “quy tắc bất thành văn” giữa những người làm ăn với nhau. Thực tế, nhà môi giới, người đại diện hay ngôn ngữ bình dân là “cò” cầu thủ, chỉ cần hiểu cái đặc thù ấy là có thể hoạt động. Tuy nhiên, để sống khỏe, anh ta phải “biết”, phải dung hòa được mọi vấn đề về con người, tiền bạc hay “tất tần tật” những gì liên quan.
Ở đó, giá trị chuyên môn của một cầu thủ không phải là điều tiên quyết mà đôi khi nó bị xếp sau những chuyện X,Y,Z. Mối quan hệ giữa kẻ bán, người mua được xác định theo kiểu nhất thân nhì quen. Nói thẳng ra, nguồn của người “cò” A có thể có chất lượng thấp hơn một chút nhưng vẫn nhận được ưu tiên, bởi đó được xem là “mối”, là người nhà...
Có thể đây là một trong những nguyên do dẫn đến việc các đội bóng tuyển ngoại binh không như ý. Thậm chí, có những đội thay cầu thủ ngoại theo kiểu “đến hẹn lại lên”. Bóng đá Việt Nam chứng kiến những trào lưu sính ngoại khác nhau. Từ làn sóng cầu thủ châu Phi, châu Mỹ, châu Á đến cả châu Âu. Nghề đại diện cầu thủ từng được xem là miếng đất màu mở nhưng bây giờ đã chật hẹp hơn nhiều khi không bị bó hẹp về luật và sự xuất hiện của người đại diện đến từ nhiều quốc gia.
Nhắc đến người đại diện hay “cò” cầu thủ, người ta vẫn nói vui rằng “tính toán gì đâu, thấy lợi thì làm thôi”. Rất nhiều người gia nhập vào giới cò theo kiểu suy nghĩ như vậy và phải nhận cái kết đắng là bị tẩy chay hoặc “đoản thọ” tuổi nghề. Đã có những người thành công và có những người thất bại. Suy cho cùng, tất cả đều xuất phát từ cung cách và sự tử tế khi làm nghề. “Cò” cầu thủ hay bất cứ lĩnh vực gì, muốn thành công vẫn phải có cả tầm và tâm.
XEM THÊM
10 cầu thủ U22 Việt Nam đáng chú ý nhất trong danh sách khủng của ông Park