Bóng Đá Plus trên MXH

Kiếm tiền từ khán đài: 'Cánh đồng hoang' ở V.League
Tú Phạm • 13:41 ngày 02/05/2020
Bóng đá được ví như là “mỏ vàng” nhưng bao năm qua V.League vẫn được xem là cánh đồng hoang khi chưa thể khai thác triệt để hình ảnh, kinh doanh, thương mại... để kiếm thêm nguồn thu, nuôi sống chính các CLB.

    Trong những năm gần đây, không ít lần các CĐV của SLNA, Thanh Hóa, DNH.NĐ, Hải Phòng... gây ấn tượng tại V.League khi biến sân khách thành… sân nhà bằng việc phủ kín các khán đài bằng sắc áo truyền thống. Chứng kiến hình ảnh như vậy, những người vốn chỉ xem bóng đá ngoại trên truyền hình có thể nói rằng những đội bóng vừa nhắc là… giàu tốp đầu V.League. Nhận định như thế là bởi, các CLB nước ngoài, luôn coi hoạt động bán áo đấu là một nguồn thu quan trọng nên CLB nào có đông CĐV thì cũng sẽ có được “hầu bao” lớn.

    Tuy vậy, thực tế tại V.League những CLB truyền thống như SLNA, Nam Định hay Hải Phòng chỉ nằm trong nhóm các đội có ngân quỹ tương đối eo hẹp. Nguyên nhân là bởi họ vẫn chưa biết cách khai thác trong việc kinh doanh áo đấu. Những chiếc áo đấu mà CĐV của các đội bóng này mặc được bán bởi chính các CĐV của họ. Nguồn tiền từ áo đấu vì thế không “chảy” vào túi CLB.

    Khi V.League ngày càng phát triển, tiến lên mô hình chuyên nghiệp, các CLB mới bắt đầu chú trọng hơn việc xây dựng hình ảnh, nhưng vẫn chưa biết khai thác triệt để việc kinh doanh thương mại, kiếm thêm nguồn thu để tự nuôi sống mình. Hiện tại, một số đội bóng như Hà Nội, HAGL, Viettel, TP.HCM, B.BD, SHB.ĐN... đã bắt đầu tiến hành bán áo đấu. Tuy nhiên, ngoại trừ Hà Nội, các đội bóng khác gặp khó khăn trong việc kiếm thêm thu nhập từ áo đấu.

    Khán giả tới rất đông để cổ vũ cho HAGL trong một trận đấu ở V.League - Ảnh: Đức Cường

    Tất nhiên, ngoài bán áo đấu, đồ lưu niệm, bán vé... các đội bóng V.League cũng đang “bỏ quên” và chưa khai thác tốt những nguồn thu từ trên khán đài. Ví dụ các dịch vụ ăn theo như kinh doanh ăn uống, thậm chí là trông xe... Hãy thử làm phép tính đơn giản: Nếu hơn 10.000 khán giả tới sân bằng 5.000 xe máy và giá gửi xe mỗi cái 10.000 đồng thì đã có 50 triệu doanh thu được tạo ra. Với những người lao động quanh mỗi SVĐ, những ngày cuối tuần có bóng đá thực sự là mùa vàng bởi nó có thể mang đến nguồn thu rất lớn. Đó là chưa kể đến việc, cả chục ngàn người sẽ đi ăn, đi uống trước, trong và sau mỗi trận đấu.

    Khác với V.League, các CLB của Thái League lại đang khai thác cực tốt những nguồn thu ngoài bóng đá. Đơn cử như đội bóng số 1 của Thái Lan – Buriram là ví dụ như thế. Theo tìm hiểu, chỉ tính riêng tiền bán áo đấu, vật phẩm lưu niệm... (chưa bao gồm bán tên sân/khán đài, các dịch vụ khác), Buriram kiếm mỗi mùa giải khoảng 300-400 triệu bath (khoảng gần 300 tỷ đồng). Đó là con số “khủng”, đáng mơ ước với cả những đội bóng nước ngoài, không riêng gì V.League.

    “Ý thức về bóng đá chuyên nghiệp, đặc biệt là hiểu về giải đấu ngoại hạng Anh, khiến người Thái cố gắng mua áo đấu hay các đồ lưu niệm để góp phần vào sự phát triển đội bóng yêu thích. Bên cạnh đó, các đội bóng được sở hữu sân bóng đá nên cũng là điều thuận lợi để tạo không khí lễ hội khi khán giả đến sân, góp phần kích thích mua sắm ủng hộ đội bóng. Ngoài ra, tư duy kinh doanh trong bóng đá được người Thái chú trọng, nên họ luôn sáng tạo để mang đến những sản phẩm hấp dẫn và phù hợp với thị hiếu của người hâm mộ. Vấn đề cuối cùng là cầu thủ Thái Lan cũng ý thức được việc kêu gọi người hâm mộ trong những việc ủng hộ đội bóng qua việc mua áo đấu và đồ lưu niệm”, anh Huỳnh Trí Thiện - Tiến sĩ Quản lý thể thao về bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam và Thái Lan chia sẻ lý do khiến Thái League kinh doanh tốt hơn V.League.

    XEM THÊM

    Kiatisak: Muốn đi World Cup, Thái Lan đừng thua Việt Nam

    HLV Park Hang Seo tổ chức sinh nhật cho Xuân Trường ở PVF

    HLV Park Hang Seo: Bước ngoặt trượt cấp 3, bị đúp và trận đấu để đời

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội