Câu trả lời là không. Đầu tiên, thành quả hiện tại không đến từ sự ngẫu nhiên mà cả một quá trình dài, bắt đầu từ những hạt giống được gieo năm 2010 khi gia đình Srivaddhanaprabha mua lại Leicester với giá 39 triệu bảng. Không như các ông chủ nhiều tiền khác muốn thành công nhanh chóng, nhà kinh doanh người Thái xây dựng chiến lược phát triển theo lộ trình cụ thể và hướng đến sự bền vững.
Trong năm tài chính trước, đội bóng này đạt doanh thu kỷ lục 104 triệu bảng, với lợi nhuận trước thuế lên đến 31 triệu (cao thứ 2 Premier League). Đáng chú ý là con số bắt mắt này đến từ thu nhập thương mại, truyền hình, tài trợ và các trận đấu, không phải từ việc bán cầu thủ (như Liverpool hay Southampton).
Nhiều CLB có xu hướng bù lỗ hoặc kiếm tiền từ việc kinh doanh cầu thủ nhưng không phải áp dụng ở Leicester. Một thập kỷ qua họ chỉ thu 12 triệu bảng từ hoạt động này. Chi tiết này cho thấy ông chủ Thái Lan chấp nhận chi tiêu trước khi đội bóng sinh lời, đồng thời họ cũng lưu tâm đến việc xây dựng đội ngũ.
Chính vì vậy, không phải quá lo lắng về nguy cơ chảy máu tài năng trong mùa Hè tới. Ưu tiên giữ chân cầu thủ luôn là ưu tiên hàng đầu của The Foxes. Sự kiện gia hạn hợp đồng với Vardy hồi đầu năm (lương 80.000 bảng/tuần, cao nhất CLB) và Mahrez (55.000 bảng/tuần) là một phần của kế hoạch này. Khi đã tạo dựng cái gì đó đặc biệt ở King Power, các cầu thủ cũng không có lý do gì để rời đi.
Nếu kết thúc mùa giải với ngôi vô địch, dự kiến tiền thường của Leicester rơi vào khoảng 90 triệu bảng. Ngoài ra, một khoản tiền lớn từ gói bản quyền truyền hình mới cùng thu nhập ở Champions League cũng khiến tài khoản của họ tăng phi mã.
Với lợi thế tài chính, Ranieri sẽ dễ dàng xây dựng một đội hình cạnh tranh, khi các cầu thủ trụ cột mùa này kết hợp với một vài ngôi sao được ký kết trong Hè tới.
Mặc dù vậy, ở đây sẽ không có chuyện tiêu hoang và sau đó phải trả giá như Blackburn năm 1995 hay Leeds những năm 2000. The Foxes có một chiến lược chuyển nhượng thông minh và ít tốn kém, dựa trên mạng lưới tuyển dụng hiệu quả, đứng đầu là Steve Walsh.
Đội hình chính của họ có chi phí là 24,1 triệu bảng và tổng hóa đơn tiền lương phải chi trả trong mùa này chỉ là 55 triệu bảng - chiếm 52% doanh thu, mức tốt nhất so với các đội còn lại ở Premier League. Vì vậy, khả năng vỡ nợ hay gặp rắc rối với quy tắc công bằng tài chính là không xảy ra.
Hiện tại, Leicester vẫn tồn tại khoản nợ 29 triệu bảng (từ công ty mẹ King Power và chủ cũ để lại). Tuy nhiên, con số này thấp thứ 2 giải đấu và ít hơn nhiều so với gần 1 tỷ bảng của Chelsea hay 444 triệu bảng của M.U. Họ có thể thanh toán ngay trong mùa tới để hoàn toàn sạch sẽ trước khi bước vào thời kỳ mới.
Một nền tảng tài chính mạnh mẽ, chiến lược phát triển mang tính ổn định lâu dài, cộng với sự quan tâm của chủ sở hữu hào phóng và luôn tôn trọng các giá trị của CLB, The Foxes hội đủ các yếu tố để duy trì thành công và vươn xa hơn nữa. ter đang có những bước đi bền vững với sự đầu tư đúng đắn của ông chủ Vichai Srivaddhanaprabha.
Vòng 35 Ngoại hạng Anh: Leicester tiến sát ngôi vô địch |
---|
NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY Độ cao sẽ thay đổi tùy theo nội dung đã xuất bản |