Nguyễn Hoàng Ngân, Đỗ Thị Thu Hà và Nguyễn Thanh Hằng buồn bã
Khi trọng tài công bố kết quả, các nữ võ sĩ của chúng ta vì quá uất ức mà bật khóc. Sau đó, đích thân ông Tổng trọng tài đã phải xin lỗi Đoàn TTVN. Đây cũng là chiếc HCV bị đánh cắp đầu tiên của Đoàn TTVN.
Clip các VĐV nữ khóc tức tưởi vì bị xử ép
Kumite nữ hạng 55 kg: Tiếp tục là môn võ Karatedo. Trong trận bán kết kumite nữ hạng cân 55kg, giữa Trần Hoàng Yến Phương và Mae Soriano (Philippines). Đúng vào thời điểm chuông báo hết giờ, Mae Soriano tung ra đòn đá. Theo luật, khi chuông đã báo hết giờ thì đòn tấn công sẽ không được trọng tài tính điểm. Tuy nhiên, trọng tài điều khiển trận đấu này vẫn tính điểm cho Mae Soriano. Nhờ thế, cô này vượt qua Yến Phương để giành quyền vào chơi trận chung kết. Một hành động khá khó hiểu của trọng tài chính nhưng nó sẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta biết rằng HLV của Mae Soriano và trọng tài là đồng hương của nhau, cả hai là người Iran.
Yến Phương buồn bã vì bị trọng tài xử ép.
Bơi 100m ngửa nữ: Người bị xử ép lần này là Ánh Viên, một trong những VĐV xuất sắc nhất của Đoàn TTVN tại SEA Games 27. Trên đường bơi 100m ngửa nữ, Ánh Viên cán đích với thành tích 1'02''76, kém 29% giây cho với VĐV Tao Li người Singapore, cũng là VĐV về nhất. Tuy nhiên, Tao Li đã phạm luật khi lặn quá 15m sau khi xuất phát. Theo quy định thì các tay bơi phải trồi lên mặt nước trước vạch 15m nhưng băng hình mà HLV Đặng Anh Tuấn thu được thì tay bơi Singapore vượt quá vạch này. Đoàn TTVN đã nộp 100 USD để khiếu kiện, thế nhưng kết quả thu về của HLV Đặng Anh Tuấn vẫn là con số 0. BTC dứt khoát không tiến hành “mổ băng” mà chỉ dựa trên báo cáo của trọng tài ở vạch 15m rằng Tao Li không phạm luật.
Video chứng tỏ Tao Li phạm luật
NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY |
Thể hình hạng cân 55kg: Nạn nhân tiếp theo là Phạm Văn Mách, một VĐV có tiếng của làng thể thao Việt Nam. Trong màn biểu diễn quyết định môn thể hình hạng cân 55kg, nhạc nền của Phạm Văn Mách không chỉ bị chậm mà còn… nhầm sang bản nhạc khác. Ở phần biểu diễn tự do này, Phạm Văn Mách được phép chọn nhạc song BTC lại có sai sót một cách khó hiểu. Điều này đã ảnh hưởng tới tâm lý của Phạm Văn Mách và anh chỉ được… chấm HCĐ. VĐV của nước chủ nhà Myanmar vượt qua Mách nhưng chỉ dừng ở chiếc HCB.
Đi bộ 20 km nữ: Đây có thể xem là một trong những hành động cướp huy chương trắng trợn của nước chủ nhà Myanmar. VĐV nước chủ nhà Saw Mar Lar New đi bộ không khác gì… chạy. Nhờ đó mà Saw Mar Lar New “xuất sắc” cán đích vị trí thứ nhất. Thanh Phúc, dù phá kỷ lục do chính mình tạo ra ở SEA Games 26 (kỷ lục mới 1 giờ 37 phút 08 giây, kỷ lục cũ là 1 giờ 39 phút 25 giây) nhưng cô cũng đành ngậm ngùi nhận HCB. Ngay sau đó, Thanh Phúc đã nói trong nghẹn ngào về hành động cướp huy chương trắng trợn của nước chủ nhà.
Clip Thanh Phúc nghẹn ngào vì bị cướp huy chương
Muay hạng cân 48kg: Trong trận chung kết hạng cân 48 kg giữa võ sĩ Bùi Thị Quỳnh với VĐV Hla Yin May (Myanmar). VĐV của chúng ta đã thi đấu tốt, liên tục áp đảo đối thủ và ra đòn chính xác. Tuy nhiên, khi công bố người thắng cuộc, các trọng tài lại giơ cánh tay của VĐV nước chủ nhà. Quá thất vọng, Bùi Thị Quỳnh ngồi sụp xuống và khóc nức nở. Đó là giọt nước mắt của uất ức và bất công. Chỉ xin nhắc lại rằng, Quỳnh đang là ĐKVĐ thế giới ở hạng cân 48 kg.
Clip Bùi Thị Quỳnh khóc nghẹn vì bị xử ép
Muay hạng cân 60kg: Trận bán kết giữa Nguyễn Trần Duy Nhất và một võ sĩ Lào. Duy Nhất thể hiện sự vượt trội trước đối thủ khi liên tục ra đòn nhanh và chính xác. Trước lối đánh của Duy Nhất, võ sĩ người Lào chỉ biết chạy quanh sàn đấu để né đòn. Tuy nhiên, đến khi công bố người chiến thắng, trọng tài lại xác định võ sĩ người Lào. Trước sự thiên vị trắng trợn này, rất nhiều khán giả tại nhà thi đấu Wunna Theikdi đã la ó phản đối. Một số VĐV khác của Indonesia hay Philippines đều ra hiệu Duy Nhất mới là người chiến thắng. Bản thân Duy Nhất cũng bật khóc vì uất ức. Nhưng, không có gì thay đổi được bởi tổng trọng tài lại là người… Lào.