4 bàn vào lưới đội 7 lần vô địch C1/Champions League. Atletico đã tiến vào tứ kết giải đấu lần đầu tiên trong 17 năm, và còn hơn thế nữa: họ áp đảo hoàn toàn đối thủ bằng lối đá đặc trưng, gây sức ép liên tục đã trở thành thương hiệu của Diego Simeone để có thêm một chiến thắng nữa trên sân nhà, nơi họ mới thua 1 trận cả mùa giải này.
Một lần nữa, Diego Costa vào vai người hùng, hành hạ hàng thủ đối phương suốt trận. Cầu thủ gốc Brazil đơn giản là quá cơ động, quá tinh quái và bùng nổ so với cặp trung vệ Daniele Bonera và Adil Rami của Milan. Atletico đã có thể chơi chặt chẽ để bảo toàn lợi thế khá lớn thắng 1-0 sân khách ở lượt đi, nhưng thay vì vậy, họ đã thể hiện khát vọng đè bẹp đối thủ với bàn mở tỉ số chỉ sau 3 phút.
Kể từ khi vô địch Champions League năm 2007, Milan đã không vượt qua nổi vòng 16 đội 5 trong 6 lần, một thống kê thảm hại. Mùa này họ không hy vọng gì nhiều, nhưng những trận đấu như thế này luôn là phần thưởng thêm và bài trắc nghiệm về quyết tâm cho Clarence Seedorf, người đã hiểu thêm về tính cạnh tranh của giải đấu từ băng ghế huấn luyện sau khi đã vô địch nhiều lần trên sân.
Seedorf và Kakaa - Những người có thừa kinh nghiệm tại Champions League
Mùa giải của Milan giờ không còn nhiều ý nghĩa. Họ còn có thể cạnh tranh cho suất dự Europa League mùa sau, nhưng cho vị trí thứ 3 để dự Champions League thì khoảng cách 20 điểm là không thể san bằng (Milan hiện đứng thứ 10 tại Serie A với 35 điểm, kém Napoli ở vị trí thứ 3 tới 20 điểm). Họ sẽ phải chờ đợi ít nhất một mùa nữa, có thể là hơn, để trở lại giải đấu danh giá này. Milan có thể đúng là đã chơi vì khoản tiền thưởng 8 triệu euro cho đội vào tứ kết, nhưng họ còn có một mục tiêu lớn hơn thế: hồi sinh một mùa bóng tai họa với 10 trận thua ở Serie A, tệ nhất trong thời đại của chủ tịch Silvio Berlusconi, suốt từ năm 1986.
Cũng là công bằng khi Atletico, một đội bóng đang lên, thắng dễ một đội đang sa sút như thế. Trong phần lớn thời gian trận đấu, Milan tỏ ra không thoải mái, để mất bóng nhiều và khá rõ ràng là Adel Taarabt chưa sẵn sàng cho đẳng cấp Champions League. Anh cũng có cố gắng di chuyển, nhưng hoàn toàn lạc lõng. Còn Michael Essien là một thảm họa. Gần như mỗi lần chạm bóng, anh lại phạm sai lầm.
Atletico duy trì lối chơi pressing liên tục, và sau 2 phút, Diego Costa nhảy lên từ một đường chuyền và ghi bàn từ trên không trung. Chính Essien là người để mất bóng một cách tắc trách vào chân Gabi bên đường biên. Koke nhận bóng và lao vào khoảng trống bên cánh Milan để có đường chuyền dễ dàng cho đồng đội.
Costa đã có một trận đấu xuất sắc
10 phút đầu chỉ là sự xác nhận lại những gì chúng ta đã biết: Atletico sẽ chơi pressing và giành lại bóng ngay lập tức, còn Milan thì tệ hại khi không có bóng. Đội bóng TBN đã nhắm rõ ràng vào Urby Emanuelson bên cánh trái đội khách, với 2-3 người luôn vây quanh anh, trong khi Essien chẳng giúp được gì.
Milan liên tục chịu sức ép, phản ứng chậm chạp và rốt cuộc đành phải chuyền dài hú họa. Atletico trong khi đó đeo bám rất quyết liệt, đúng như tinh thần của HLV Diego Simeone, người đã la hét và vung vẩy tay chân suốt trận đấu ở khu vực huấn luyện.
Khá đột ngột, Milan cũng có những phút trầm tĩnh, kiểm soát được bóng và xây dựng được lối chơi. Phút 27, Mario Balotelli có bóng và chuyền nhanh cho Andrea Poli, người đã tạo cơ hội để Kaka đánh đầu gỡ hòa. Đó là bàn thứ 102 của cầu thủ người Brazil cho Milan, và bàn 29 ở Champions League, một kỷ lục: Không cầu thủ Brazil nào ghi nhiều bàn bằng anh ở giải đấu này.
Kaka có được bàn thứ 29 tại Champions League
Khi không phải phòng ngự thì Milan chơi không đến nỗi nào. Họ thậm chí cũng chuyền bóng và phô diễn một chút khi có bóng. Nhưng họ không thể bảo vệ khung thành của mình và nhanh chóng tan tác như những chú chim sợ hãi bay đi khắp các hướng vào lúc chiếc máy bay Atletico rời đường băng.
Một lần nữa, Essien lại để mất bóng, và Atletico ghi bàn từ một cú sút đập chân Rami của Arda Turan. Bàn thắng chôn vùi trận đấu đến từ một pha đánh đầu nữa, của Raul Garcia. 2 cầu thủ Atletico đã việt vị trong tình huống đó, nhưng Garcia thì không. Trận đấu thật ra đã khép lại sau phút 70.
Diego Costa ghi thêm bàn thứ 4 khi anh một lần nữa thoát ra đằng sau hàng thủ Milan và dứt điểm lạnh lùng. Atletico đã khai thác mọi khoảng trống mà Milan lộ ra. Họ tạt bóng đầy ý đồ và dù chỉ kiểm soát bóng 44% thời gian, Atletico có nhiều cú sút trúng đích hơn (7) và nhiều lần dứt điểm hơn (13). Họ chơi như một tập thể, và mỗi cầu thủ đều chịu trách nhiệm cho vị trí của mình.
Milan, trong khi đó, có quá nhiều cầu thủ chờ đợi sự hỗ trợ từ các đồng đội, và không biết làm cách nào để thoát khỏi áp lực.
Một lần nữa, Diego Costa vào vai người hùng, hành hạ hàng thủ đối phương suốt trận. Cầu thủ gốc Brazil đơn giản là quá cơ động, quá tinh quái và bùng nổ so với cặp trung vệ Daniele Bonera và Adil Rami của Milan. Atletico đã có thể chơi chặt chẽ để bảo toàn lợi thế khá lớn thắng 1-0 sân khách ở lượt đi, nhưng thay vì vậy, họ đã thể hiện khát vọng đè bẹp đối thủ với bàn mở tỉ số chỉ sau 3 phút.
Kể từ khi vô địch Champions League năm 2007, Milan đã không vượt qua nổi vòng 16 đội 5 trong 6 lần, một thống kê thảm hại. Mùa này họ không hy vọng gì nhiều, nhưng những trận đấu như thế này luôn là phần thưởng thêm và bài trắc nghiệm về quyết tâm cho Clarence Seedorf, người đã hiểu thêm về tính cạnh tranh của giải đấu từ băng ghế huấn luyện sau khi đã vô địch nhiều lần trên sân.
Seedorf và Kakaa - Những người có thừa kinh nghiệm tại Champions League
Cũng là công bằng khi Atletico, một đội bóng đang lên, thắng dễ một đội đang sa sút như thế. Trong phần lớn thời gian trận đấu, Milan tỏ ra không thoải mái, để mất bóng nhiều và khá rõ ràng là Adel Taarabt chưa sẵn sàng cho đẳng cấp Champions League. Anh cũng có cố gắng di chuyển, nhưng hoàn toàn lạc lõng. Còn Michael Essien là một thảm họa. Gần như mỗi lần chạm bóng, anh lại phạm sai lầm.
Atletico duy trì lối chơi pressing liên tục, và sau 2 phút, Diego Costa nhảy lên từ một đường chuyền và ghi bàn từ trên không trung. Chính Essien là người để mất bóng một cách tắc trách vào chân Gabi bên đường biên. Koke nhận bóng và lao vào khoảng trống bên cánh Milan để có đường chuyền dễ dàng cho đồng đội.
Costa đã có một trận đấu xuất sắc
Milan liên tục chịu sức ép, phản ứng chậm chạp và rốt cuộc đành phải chuyền dài hú họa. Atletico trong khi đó đeo bám rất quyết liệt, đúng như tinh thần của HLV Diego Simeone, người đã la hét và vung vẩy tay chân suốt trận đấu ở khu vực huấn luyện.
Khá đột ngột, Milan cũng có những phút trầm tĩnh, kiểm soát được bóng và xây dựng được lối chơi. Phút 27, Mario Balotelli có bóng và chuyền nhanh cho Andrea Poli, người đã tạo cơ hội để Kaka đánh đầu gỡ hòa. Đó là bàn thứ 102 của cầu thủ người Brazil cho Milan, và bàn 29 ở Champions League, một kỷ lục: Không cầu thủ Brazil nào ghi nhiều bàn bằng anh ở giải đấu này.
Kaka có được bàn thứ 29 tại Champions League
Khi không phải phòng ngự thì Milan chơi không đến nỗi nào. Họ thậm chí cũng chuyền bóng và phô diễn một chút khi có bóng. Nhưng họ không thể bảo vệ khung thành của mình và nhanh chóng tan tác như những chú chim sợ hãi bay đi khắp các hướng vào lúc chiếc máy bay Atletico rời đường băng.
Một lần nữa, Essien lại để mất bóng, và Atletico ghi bàn từ một cú sút đập chân Rami của Arda Turan. Bàn thắng chôn vùi trận đấu đến từ một pha đánh đầu nữa, của Raul Garcia. 2 cầu thủ Atletico đã việt vị trong tình huống đó, nhưng Garcia thì không. Trận đấu thật ra đã khép lại sau phút 70.
Diego Costa ghi thêm bàn thứ 4 khi anh một lần nữa thoát ra đằng sau hàng thủ Milan và dứt điểm lạnh lùng. Atletico đã khai thác mọi khoảng trống mà Milan lộ ra. Họ tạt bóng đầy ý đồ và dù chỉ kiểm soát bóng 44% thời gian, Atletico có nhiều cú sút trúng đích hơn (7) và nhiều lần dứt điểm hơn (13). Họ chơi như một tập thể, và mỗi cầu thủ đều chịu trách nhiệm cho vị trí của mình.
Milan, trong khi đó, có quá nhiều cầu thủ chờ đợi sự hỗ trợ từ các đồng đội, và không biết làm cách nào để thoát khỏi áp lực.