Juan Mata là một thương hiệu lớn, một giá trị mà rất nhiều người sẽ nghĩ rằng chỉ cần sở hữu, chỉ cần sử dụng là sẽ có hiệu quả.
Nhưng sự thật thì không đơn giản như thế, tiền vệ ngôi sao người Tây Ban Nha cũng đang phải vật vã để khẳng định lại giá trị của mình trong màu áo mới. Mata đã chơi hầu hết các trận đấu quan trọng kể từ khi anh chuyển sang Man United ở mùa Đông qua. Trận đấu nào anh cũng miệt mài, cố gắng để cống hiến hết sức lực và khả năng cho Quỷ đỏ. Đôi khi chúng ta không còn nhận ra một nhạc trưởng tài hoa và có đôi chút bất cần trong màu áo xanh của Chelsea mà thay vào đó là một chiến binh thực sự trong màu áo đỏ. Anh chạy hùng hục cả trận, lên công về thủ, thậm chí là tranh bóng quyết liệt, không ngại phạm lỗi.
Đó là một Mata hết sức năng động và tích cực, nó khác hẳn với một Mata đã từng bị Mourinho đánh giá là lười biếng. Nhưng tiếc thay, hiệu quả của những nỗ lực và cố gắng đó lại không đem lại kết quả như mong đợi. Sự góp mặt của Mata cũng mới chỉ giúp M.U có được 2 trận thắng trước Cardiff và Crystal Palace, còn lại là thất bại trước Stoke City và những trận hoà thất vọng trước Fulham và Arsenal. Đặc biệt vị trí của tiền vệ số 8 này vẫn là dấu hỏi? Có trận anh chơi bám biên và nhiệm vụ chỉ là tạt bóng như trong trận hòa Fulham 2-2.
Nhưng rõ ràng để nhạc trưởng ra biên và tạt bóng là một sự lãng phí quá lớn, cho dù khéo đến mấy, tạt chuẩn đến mấy trong số 81 lần tạt bóng thì M.U cũng chỉ có một trận hòa.
FELLAINI - MẮT XÍCH LỖI
Không những thế, sự trở lại của Fellaini lại cho thấy anh đang dần trở thành một mắt xích lỗi trong cỗ máy đang cố gắng vận hành trơn tru của M.U. Thân hình cồng kềnh, xoay xở chậm chạp cùng đôi chân không linh hoạt của Fellaini đã khiến những đường bóng phối hợp của M.U vốn nhanh và nhuyễn bị mất nhịp. Việc cựu tiền vệ Everton bị Moyes đẩy lên cao chơi như một hộ công càng khiến một cầu thủ cao to nhưng vụng về như Fellaini gặp khó khăn khi phải hoạt động trong một phạm vi chật hẹp và quá nhiều sức ép.
Fellaini cũng không tận dụng được khả năng không chiến vì cánh phải của Quỷ đỏ không ai tạt bóng, còn cánh trái của Januzaj thì độ ổn định và tính chính xác của điểm rơi vẫn là một vấn đề.
NGHỊCH LÝ CỦA DAVID MOYES
Khi mua Fellaini, HLV David Moyes kỳ vọng cầu thủ này sẽ là một hòn đá tảng ở khu vực giữa sân nhờ thể hình lý tưởng và khả năng tranh chấp, thu hồi bóng tốt. Cùng với đó là sức mạnh trong những pha không chiến, những pha bóng dài và những tình huống cố định.
Còn Mata thì ai cũng biết rằng anh sinh ra là để phục vụ lối chơi tấn công nhờ kỹ thuật toàn diện và tư duy chiến thuật tuyệt vời. Rõ ràng là chỉ khi có bóng và được đặt anh vào vai trò nhạc trưởng yêu thích, Mata mới phát huy được hết năng lực thực sự của mình. Đó là khả năng kiểm soát bóng, kỹ năng qua người tạo đột biến và cả những đường chuyền rất sáng tạo cho tuyến trên ghi bàn.
Trớ trêu thay, Moyes lại trực tiếp mua về 2 cầu thủ để phục vụ cho 2 trường phái chơi hoàn toàn khác nhau.
Gần như đây sẽ là một mùa giải bỏ đi của Manchester United khi họ vẫn đang thể hiện phong độ phập phù và khoảng cách với Top 4 vẫn còn là 11 điểm (45 so với 56). Có lẽ với những cổ động viên ruột của M.U thì đây sẽ là đòn rất đau giáng vào lòng tự trọng của những người đã quá quen với chiến thắng. Xét một cách tỉnh táo, cú vấp ở mùa giải này là cần thiết khi mà những thay đổi, những cải cách ở M.U là bắt buộc.
Nhưng cũng xin nhớ rằng, tất cả các cuộc cách mạng chỉ có thể thành công khi mà có được một vị lãnh tụ có đủ “tâm” và “tầm” để vạch ra một chiến lược, một con đường đi hợp lý và chính xác. Những quyết định, những hành động của họ sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt cuộc cách mạng đi đến thắng lợi.
Có lẽ trong trường hợp này thì David Moyes vẫn là một dấu hỏi rất lớn?
Mata “giẫm lên chân” Rooney
Kể từ khi gia nhập Man United, Juan Mata chủ yếu ra sân ở vị trí đá tiền vệ cánh phải, nhưng được chơi tự do và thường di chuyển vào trung lộ đóng vai trò tổ chức. Nhưng điều đó lại khiến tiền vệ người Tây Ban Nha cản trở tầm hoạt động của Wayne Rooney.
Fellaini không biết chuyền bóng
Marouane Fellaini hiện là tiền vệ Man United có tỷ lệ đường chuyền đưa đồng đội vào thế có thể ghi bàn thấp nhất. Trung bình mỗi trận đấu tại Premier League 2013/14, Fellaini chỉ có 0,1 đường chuyền dạng này, kém cả những hậu vệ như Patrice Evra (1,3), Phil Jones (0,6), Chris Smalling (0,5)…
Nhưng rõ ràng để nhạc trưởng ra biên và tạt bóng là một sự lãng phí quá lớn, cho dù khéo đến mấy, tạt chuẩn đến mấy trong số 81 lần tạt bóng thì M.U cũng chỉ có một trận hòa.
FELLAINI - MẮT XÍCH LỖI
Không những thế, sự trở lại của Fellaini lại cho thấy anh đang dần trở thành một mắt xích lỗi trong cỗ máy đang cố gắng vận hành trơn tru của M.U. Thân hình cồng kềnh, xoay xở chậm chạp cùng đôi chân không linh hoạt của Fellaini đã khiến những đường bóng phối hợp của M.U vốn nhanh và nhuyễn bị mất nhịp. Việc cựu tiền vệ Everton bị Moyes đẩy lên cao chơi như một hộ công càng khiến một cầu thủ cao to nhưng vụng về như Fellaini gặp khó khăn khi phải hoạt động trong một phạm vi chật hẹp và quá nhiều sức ép.
Nó khác hẳn với cách chơi của Everton, đưa bóng thật nhanh lên phía trước, rồi ra biên, lúc đó sẽ là cơ hội của Fellaini với những quả tạt chính xác từ đồng đội. Với M.U ở thời điểm hiện tại thì Fellaini có quá nhiều khó khăn: không bắt nhịp được lối chơi nhanh ở trung lộ. Trước Crystal Palace cuối tuần qua, pha bỏ lỡ của Fellaini ở khoảng cách 10m từ nỗ lực của Mata là một ví dụ.
Fellaini cũng không tận dụng được khả năng không chiến vì cánh phải của Quỷ đỏ không ai tạt bóng, còn cánh trái của Januzaj thì độ ổn định và tính chính xác của điểm rơi vẫn là một vấn đề.
NGHỊCH LÝ CỦA DAVID MOYES
Khi mua Fellaini, HLV David Moyes kỳ vọng cầu thủ này sẽ là một hòn đá tảng ở khu vực giữa sân nhờ thể hình lý tưởng và khả năng tranh chấp, thu hồi bóng tốt. Cùng với đó là sức mạnh trong những pha không chiến, những pha bóng dài và những tình huống cố định.
Còn Mata thì ai cũng biết rằng anh sinh ra là để phục vụ lối chơi tấn công nhờ kỹ thuật toàn diện và tư duy chiến thuật tuyệt vời. Rõ ràng là chỉ khi có bóng và được đặt anh vào vai trò nhạc trưởng yêu thích, Mata mới phát huy được hết năng lực thực sự của mình. Đó là khả năng kiểm soát bóng, kỹ năng qua người tạo đột biến và cả những đường chuyền rất sáng tạo cho tuyến trên ghi bàn.
Trớ trêu thay, Moyes lại trực tiếp mua về 2 cầu thủ để phục vụ cho 2 trường phái chơi hoàn toàn khác nhau.
Gần như đây sẽ là một mùa giải bỏ đi của Manchester United khi họ vẫn đang thể hiện phong độ phập phù và khoảng cách với Top 4 vẫn còn là 11 điểm (45 so với 56). Có lẽ với những cổ động viên ruột của M.U thì đây sẽ là đòn rất đau giáng vào lòng tự trọng của những người đã quá quen với chiến thắng. Xét một cách tỉnh táo, cú vấp ở mùa giải này là cần thiết khi mà những thay đổi, những cải cách ở M.U là bắt buộc.
Nhưng cũng xin nhớ rằng, tất cả các cuộc cách mạng chỉ có thể thành công khi mà có được một vị lãnh tụ có đủ “tâm” và “tầm” để vạch ra một chiến lược, một con đường đi hợp lý và chính xác. Những quyết định, những hành động của họ sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt cuộc cách mạng đi đến thắng lợi.
Có lẽ trong trường hợp này thì David Moyes vẫn là một dấu hỏi rất lớn?
Mata “giẫm lên chân” Rooney
Kể từ khi gia nhập Man United, Juan Mata chủ yếu ra sân ở vị trí đá tiền vệ cánh phải, nhưng được chơi tự do và thường di chuyển vào trung lộ đóng vai trò tổ chức. Nhưng điều đó lại khiến tiền vệ người Tây Ban Nha cản trở tầm hoạt động của Wayne Rooney.
Fellaini không biết chuyền bóng
Marouane Fellaini hiện là tiền vệ Man United có tỷ lệ đường chuyền đưa đồng đội vào thế có thể ghi bàn thấp nhất. Trung bình mỗi trận đấu tại Premier League 2013/14, Fellaini chỉ có 0,1 đường chuyền dạng này, kém cả những hậu vệ như Patrice Evra (1,3), Phil Jones (0,6), Chris Smalling (0,5)…