Ngày 4/2/2014, Chelsea đến làm khách tại Etihad trước Man City. Không khí căng thẳng bao trùm phòng thay đồ đội khách khi Mourinho bước vào và chuẩn bị có một cuộc nói chuyện với toàn đội trước giờ khai trận. Nhưng với vẻ dửng dưng một cách đáng ngạc nhiên, Mourinho tuyên bố ông sẽ không chủ trì bài nói chuyện này, mà trao lại sân khấu cho chuyên viên xoa bóp Billy McCulloch.
McCulloch là một nhân vật đặc biệt tại Chelsea. Một người rất hay đùa, và có thể coi là một “cây hài” tại Stamford Bridge. Đặc biệt hơn nữa, ông sở hữu chất giọng Scotland tuy hơi khó nghe và khó hiểu, nhưng lại cực kỳ truyền cảm. Mourinho tiết lộ ông không hiểu một chút nào những gì McCulloch nói với các cầu thủ khi đó, nhưng lại thấy họ vỗ tay rầm rầm. Sau đó, Chelsea ra sân và giành thắng lợi 1-0 đầy quả cảm với bàn thắng duy nhất của hậu vệ Branislav Ivanovic.
Cuối tuần trước, Chelsea đứng trước một thử thách khó khăn là chuyến làm khách tại Anfield trước Liverpool. Đội chủ nhà hừng hực khí thế và đã để dành tới 7 vị trí với quyết tâm đòi món nợ thua 0-2 ở mùa giải năm ngoái. Nhận thấy điều này, Mourinho đã dùng lại kế sách tâm lý nói trên, nhưng người mà ông trao nhiệm vụ nói chuyện với toàn đội lần này là tiền vệ Nemanja Matic. Và rồi Chelsea lại kết thúc trận đấu với chiến thắng ngược dòng 2-1 đậm chất Mourinho.
Matic đã thể hiện được vai trò thủ lĩnh ở trận đấu với Liverpool
Thấy điều gì sau 2 quyết định “dị” của Mourinho? HLV người Bồ có ý tưởng rõ ràng khi để một người chưa có kinh nghiệm cầm quân, và một người không có chuyên môn bóng đá đảm trách những cuộc nói chuyện rất quan trọng trước mỗi trận đấu lớn. Nhưng xét cho cùng, đây lại là một động thái tạo hiệu ứng tâm lý rất hiệu quả và xóa nhòa sự nhàm chán. Trên thực tế, bài nói chuyện McCulloch sẽ mang đến cho Chelsea một sự thoải mái và hứng khởi, còn một vài câu phát biểu của Matic sẽ là chất keo gắn kết khái niệm “đội bóng” của The Blues.
Hỏi ra mới biết, ở mùa giải năm nay, Mourinho và các học trò sẽ luân phiên nhau trong việc phát biểu trước các trận đấu. Đừng nghĩ Mourinho ngại hay lười biếng, và cũng đừng nghĩ “Người đặc biệt” kỳ vọng Chelsea sẽ chơi bóng theo như tính cách của từng thành viên đội bóng. Sự mới mẻ trong cách tiếp cận, dẫn đến những thay đổi tích cực về mặt tâm lý là điều mà ông thầy người Bồ muốn hướng tới. Nói một cách ngắn gọn hơn, tức là lấy lòng dân để trị lòng dân.
Điều khiến Mourinho giành được sự nể phục và tôn trọng hết mực của các học trò, chính là những biện pháp cải thiện tâm lý mà ông tạo ra cho họ. Bác sĩ vật lý trị liệu Dave Hancock, người từng làm việc dưới quyền Mourinho vào năm 2007, cho biết chiến lược gia người Bồ là rất chuộng những ngôn ngữ hình ảnh mang tính biểu cảm nhằm thúc đẩy ý chí chiến đấu của các học trò, dù ông đang có bất kỳ tâm trạng nào, hơn là theo kiểu “sấy tóc” của Sir Alex Ferguson.
Mourinho luôn chiếm được sự tôn trọng lớn từ các học trò
Một lần vào tháng 3/2007, khi Chelsea bị Watford cầm hòa 0-0 sau hiệp đấu đầu tiên. Mourinho hầm hầm bước vào phòng thay đồ ở giờ nghỉ giữa hiệp với bộ mặt đưa đám. Ông chẳng nói chẳng rằng trong vòng 5 phút đồng hồ, rồi vớ đại một tờ giấy ghi chiến thuật, bắt đầu xé nhỏ, tung lên không trung và gằn giọng: “Chiến thuật chẳng để làm đếch gì cả!”. Sau đó chỉ tay vào quả bóng, và chỉ tay vào tim mình: “Nếu các cậu ra sân và có những thứ này, các cậu sẽ thắng”. Và rồi Chelsea thắng kịch tính ở phút cuối với pha lập công của Salomon Kalou.
Nói ít, làm nhiều, ý tưởng sâu, đó là những gì mà Mourinho luôn muốn mang đến cho những trận đấu của mình. Lý thuyết của “Người đặc biệt” rất… đặc biệt, bởi nó luôn hướng về khía cạnh tâm lý và tinh thần, rất con người. Không ai biết khối óc của Mou còn cất giữ những điều dị thường nào. Thế nên, chừng nào còn giữ được sự đặc biệt, Mourinho sẽ vẫn là… “Người đặc biệt”.
McCulloch là một nhân vật đặc biệt tại Chelsea. Một người rất hay đùa, và có thể coi là một “cây hài” tại Stamford Bridge. Đặc biệt hơn nữa, ông sở hữu chất giọng Scotland tuy hơi khó nghe và khó hiểu, nhưng lại cực kỳ truyền cảm. Mourinho tiết lộ ông không hiểu một chút nào những gì McCulloch nói với các cầu thủ khi đó, nhưng lại thấy họ vỗ tay rầm rầm. Sau đó, Chelsea ra sân và giành thắng lợi 1-0 đầy quả cảm với bàn thắng duy nhất của hậu vệ Branislav Ivanovic.
Cuối tuần trước, Chelsea đứng trước một thử thách khó khăn là chuyến làm khách tại Anfield trước Liverpool. Đội chủ nhà hừng hực khí thế và đã để dành tới 7 vị trí với quyết tâm đòi món nợ thua 0-2 ở mùa giải năm ngoái. Nhận thấy điều này, Mourinho đã dùng lại kế sách tâm lý nói trên, nhưng người mà ông trao nhiệm vụ nói chuyện với toàn đội lần này là tiền vệ Nemanja Matic. Và rồi Chelsea lại kết thúc trận đấu với chiến thắng ngược dòng 2-1 đậm chất Mourinho.
Matic đã thể hiện được vai trò thủ lĩnh ở trận đấu với Liverpool
Thấy điều gì sau 2 quyết định “dị” của Mourinho? HLV người Bồ có ý tưởng rõ ràng khi để một người chưa có kinh nghiệm cầm quân, và một người không có chuyên môn bóng đá đảm trách những cuộc nói chuyện rất quan trọng trước mỗi trận đấu lớn. Nhưng xét cho cùng, đây lại là một động thái tạo hiệu ứng tâm lý rất hiệu quả và xóa nhòa sự nhàm chán. Trên thực tế, bài nói chuyện McCulloch sẽ mang đến cho Chelsea một sự thoải mái và hứng khởi, còn một vài câu phát biểu của Matic sẽ là chất keo gắn kết khái niệm “đội bóng” của The Blues.
Hỏi ra mới biết, ở mùa giải năm nay, Mourinho và các học trò sẽ luân phiên nhau trong việc phát biểu trước các trận đấu. Đừng nghĩ Mourinho ngại hay lười biếng, và cũng đừng nghĩ “Người đặc biệt” kỳ vọng Chelsea sẽ chơi bóng theo như tính cách của từng thành viên đội bóng. Sự mới mẻ trong cách tiếp cận, dẫn đến những thay đổi tích cực về mặt tâm lý là điều mà ông thầy người Bồ muốn hướng tới. Nói một cách ngắn gọn hơn, tức là lấy lòng dân để trị lòng dân.
Điều khiến Mourinho giành được sự nể phục và tôn trọng hết mực của các học trò, chính là những biện pháp cải thiện tâm lý mà ông tạo ra cho họ. Bác sĩ vật lý trị liệu Dave Hancock, người từng làm việc dưới quyền Mourinho vào năm 2007, cho biết chiến lược gia người Bồ là rất chuộng những ngôn ngữ hình ảnh mang tính biểu cảm nhằm thúc đẩy ý chí chiến đấu của các học trò, dù ông đang có bất kỳ tâm trạng nào, hơn là theo kiểu “sấy tóc” của Sir Alex Ferguson.
Mourinho luôn chiếm được sự tôn trọng lớn từ các học trò
Một lần vào tháng 3/2007, khi Chelsea bị Watford cầm hòa 0-0 sau hiệp đấu đầu tiên. Mourinho hầm hầm bước vào phòng thay đồ ở giờ nghỉ giữa hiệp với bộ mặt đưa đám. Ông chẳng nói chẳng rằng trong vòng 5 phút đồng hồ, rồi vớ đại một tờ giấy ghi chiến thuật, bắt đầu xé nhỏ, tung lên không trung và gằn giọng: “Chiến thuật chẳng để làm đếch gì cả!”. Sau đó chỉ tay vào quả bóng, và chỉ tay vào tim mình: “Nếu các cậu ra sân và có những thứ này, các cậu sẽ thắng”. Và rồi Chelsea thắng kịch tính ở phút cuối với pha lập công của Salomon Kalou.
Nói ít, làm nhiều, ý tưởng sâu, đó là những gì mà Mourinho luôn muốn mang đến cho những trận đấu của mình. Lý thuyết của “Người đặc biệt” rất… đặc biệt, bởi nó luôn hướng về khía cạnh tâm lý và tinh thần, rất con người. Không ai biết khối óc của Mou còn cất giữ những điều dị thường nào. Thế nên, chừng nào còn giữ được sự đặc biệt, Mourinho sẽ vẫn là… “Người đặc biệt”.