Trận đầu tiên, Italia gặp Anh ở Manius, nơi có nhiệt độ đỉnh điểm lên đến 37 độ C. Mặc dù múi giờ ra sân hôm đó khá thuận lợi (giờ buổi tối) song thực tế hai đội vẫn phải thi đấu trong điều kiện nhiệt độ là 28 độ C.
Đến trận thua Costa Rica, đoàn quân Azzurri phải thi đấu vào buổi chiều ở Recife. Nhiệt độ khu vực này được dự báo hôm đó là 24 độ C vào buổi sáng và 37 độ C vào buổi trưa. Italia phải ra sân với Costa Rica vào lúc 13h00 giờ địa phương.
Đến trận thua Uruguay mới đây, Italia phải di chuyển sang thành phố Natal. Nhiệt độ đo được vào thời điểm bắt đầu trận đấu là đúng 29 độ C. Tính gộp cả 3 trận đấu, trung bình đội tuyển Italia phải chơi dưới nhiệt độ là 30 độ C.
Pirlo đã luống tuổi lại càng gặp nhiều khó khăn dưới thời tiết khắc nghiệt
Không ai khác, chính Italia là đội tuyển phải chơi dưới nhiệt độ trung bình cao nhất trong số các đội ở vòng bảng (30 độ C). Xếp sau họ là Costa Rica (29,5 độ C), Đức (27,5 độ C) và Bỉ (26,5 độ C). Pháp và Hà Lan là hai đội bóng châu Âu được chơi dưới thời tiết khá lý tưởng (Pháp - 22 độ C và Hà Lan - 20,5 độ C).
Chưa hết, cũng chính Italia là đội phải chơi dưới độ ẩm cao nhất (trung bình 3 trận là 78,5%). Xếp sau họ là Hà Lan (76%), Pháp (73,5%) và Đức (70%). Hai yếu tố thời tiết không thuận lợi này đã giải thích vì sao các tuyển thủ Italia chơi uể oải, thậm chí không còn sức để chạy.
Tuy nhiên, nếu đổ lỗi hoàn toàn cho thời tiết là không công bằng. Một phần trong việc Italia phải về nước sớm là do lực lượng của họ chưa đủ mạnh đi kèm với yếu kém cá nhân.