Bóng Đá Plus trên MXH

Olympic Rio 2016: Cảnh giác với đại diện châu Phi
Mạnh Khởi • 09:17 ngày 04/08/2016
Các ĐTQG châu Phi thường không được NHM chú ý nhiều. Nhưng riêng môn bóng đá nam ở Olympic, không thể xem thường các đại diện của lục địa đen.
    Trong 2 kỳ Olympic cuối của thế kỷ 20, Nigeria (1996) và Cameroon (2000) đều đã đăng quang một cách đầy cảm xúc. Tại Atlanta 1996, Nigeria đã liên tiếp đánh bại hai “Dream-team” là Brazil và Argentina tại bán kết và chung kết. 4 năm sau đó, Cameroon lần lượt thắng Brazil, Chile và Tây Ban Nha để đăng quang. 

    Không ít trong số những cầu thủ tỏa sáng ở 2 giải đấu đó sau này đã trở thành những ngôi sao lớn như Nwankwo Kanu, Jay-Jay Okocha, Victor Ikpeba (Nigeria 1996), Samuel Eto’o, Patrick M’Boma hay Idriss Kameni (Cameroon 2000)...

    Đối với dàn cầu thủ trẻ châu Phi mà phần lớn trong số họ đang phải thi đấu ở những CLB hạng thấp, Olympic là dịp hiếm hoi để họ có thể phô diễn tài năng với thế giới và hy vọng đến được thiên đường bóng đá châu Âu. Nhưng khác với những đồng nghiệp cùng trang lứa tại châu Âu có cuộc sống tương đối đủ đầy, các cầu thủ trẻ châu Phi phải đối diện cuộc sống đầy khắc nghiệt. Bởi vậy ngoài lý do nghề nghiệp, Olympic cũng là dịp may hiếm có để cầu thủ châu Phi đổi đời. 

    Không ngạc nhiên lắm khi các đội bóng châu Phi chơi quyết tâm hơn hẳn nhiều đối thủ khác. Ngoài ra, một lý do khác được nêu ra cũng có thể là chuyện gian lận tuổi. Thực tế, các đội châu Phi thường có nhiều hơn những cầu thủ trên 23 tuổi so với mức cho phép là 3 người mỗi đội. Công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI dùng để xác định tuổi lại không cho kết quả chính xác sau tuổi 17-18, bởi vậy dù có nghi vấn gian lận tuổi thì cũng rất khó để kiểm chứng.

    John Obi Mikel
    John Obi Mikel

    Những cầu thủ châu Phi đã trên 23 tuổi dĩ nhiên trội hơn hẳn cả về thể chất lẫn kinh nghiệm so với nhóm đồng nghiệp châu Âu thường ở tuổi 19-21 khi dự Olympic. Đây cũng là một lý do giải thích sự thành công của bóng đá châu Phi tại Olympic, nhưng các đội bóng lục địa đen không hề giành được kết quả tương xứng khi bước vào VCK World Cup. 

    Thủ quân John Obi Mikel sẽ là đầu tàu của Nigeria tại Olympic 2016. Với dạn dày kinh nghiệm chinh chiến, Mikel sẽ giúp ích đáng kể cho các đàn em trong giải đấu ngắn ngày này. Mục tiêu quan trọng của Nigeria tại Olympic lần này là phải đứng đầu bảng B, nhằm tránh đội chủ nhà Brazil tại vòng tứ kết. Đây không phải mục tiêu bất khả thi, khi Nigeria chỉ phải chung bảng với những đối thủ không quá mạnh Colombia, Thụy Điển và Nhật Bản. 

    Algeria rơi vào bảng đấu khá mạnh với Argentina và Bồ Đào Nha, 2 nền bóng đá nổi tiếng có nhiều cầu thủ trẻ tài năng. Tuy nhiên, tinh thần Algeria là sức mạnh đặc trưng của đội bóng này, như cách “đội lớn” từng suýt thắng Đức ở vòng 1/8 World Cup 2014. Đại diện còn lại của châu Phi, Nam Phi có thể tranh đua một cách sòng phẳng tại bảng A cùng Iraq và Đan Mạch, ngoài Brazil quá mạnh. 

    Sức mạnh của các đội bóng đá nam châu Phi ở Olympic không nằm ở ngôi sao nào đó, mà quan trọng nhất ở tinh thần quyết tử. Vì thế, chớ dại mà xem thường đại diện lục địa đen!

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay