Bạn sẽ có câu trả lời nếu biết rằng ở mùa giải này, M.U đã không ít lần phải trả giá đắt vì những bàn thua từ các tình huống cố định. Gần nhất, họ đã bị Bournemouth đánh bại bởi 2 pha bóng cố định: Một quả đá phạt góc đưa bóng bay thẳng vào lưới của Stanilas, và pha dứt điểm của Joshua King từ một tình huống dàn xếp đá phạt mẫu mực. Trước đó nữa, M.U 2 lần để trung vệ Naldo của Wolfsburg chọc thủng lưới từ các quả đá phạt, và phải trả giá bằng một vé đi tiếp ở Champions League.
Có cảm giác như HLV Louis van Gaal đã không đưa “bóng chết” vào giáo án tập luyện của M.U. Mỗi lần M.U phải chịu một quả phạt góc hay một quả đá phạt, là một lần khung thành của De Gea bị đe dọa. Thủ thành người Tây Ban Nha đã nhiều lần phải cứu thua trong các tình huống như thế, mà gần nhất là pha bay người không tưởng để cản cú đánh đầu của John Terry. Việc không có một kế hoạch phòng thủ rõ ràng khiến M.U luôn ở thế bị động, và thường rơi vào tình trạng hoảng loạn trước những đội bóng tấn công bóng chết có ý đồ.
Các hậu vệ của M.U chống bóng bổng tương đối kém
Không chỉ phòng ngự kém, M.U tấn công “bóng chết” cũng rất tệ. Từ đầu mùa, Quỷ đỏ chỉ mới ghi được 5 bàn từ “bóng chết”, trong đó đã có 2 bàn từ chấm 11m. Thành tích này là tệ thứ 3 ở Premier League. Đó rõ ràng là một vấn đề lớn. Trong một mùa giải cân bằng và khó lường như mùa này, những tình huống cố định có vai trò hết sức quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà những đội bóng ở nhóm trên như Leicester (10 bàn), Man City (10), Tottenham (11) và Crystal Palace (11) đều có tỉ lệ bàn thắng từ “bóng chết” rất cao.
Với những người hoài cổ, thì lãng quên bóng chết cũng là lãng quên một phần truyền thống của đội bóng. Dưới thời Sir Alex, đã có không biết bao nhiêu lần M.U làm nên chuyện từ một quả phạt, hay một quả phạt góc...
M.U chỉ đứng thứ 16 về “bóng chết” Xét khả năng tận dụng cơ hội từ bóng chết, M.U hiện đứng thứ 17 với 5 bàn, trong khi 2 đội dẫn đầu là Crystal Palace và Tottenham đều có 11. |