Bóng Đá Plus trên MXH

Góc nhìn tâm lý học về cuộc đua vô địch Liverpool - Man City
17:58 ngày 14/04/2019
Ngày 27/4/2014, Liverpool thua trên sân nhà trước Chelsea và Man City thắng Crystal Palace. Cuộc đua vô địch Ngoại hạng Anh quay ngoắt 180 độ.
    Liverpool, với cú trượt chân định mệnh của Steven Gerrard, đã thúc thủ 0-2 ở Anfield, còn Man City chiếm ngôi đầu bảng sau chiến thắng ở Selhurst Park cũng với tỉ số tương tự, để rồi lên ngôi vô địch giải đấu, ngăn cản Lữ đoàn Đỏ hưởng vinh quang lần đầu tiên kể từ năm 1990.

    Nếu như ngày hôm đó Liverpool thắng và Man City thua, khoảng cách giữa hai đội sẽ là 9 điểm, với chỉ 3 trận còn lại. Gần như không thể có cú trượt chân nào ảnh hưởng tới chức vô địch cho The Kop được nữa.

    Năm năm trôi qua, thật tình cờ, hai nhân vật chính của câu chuyện kể trên lại một lần nữa đua song mã trên đường đua Ngoại hạng, đối đầu những đối thủ tương tự trên những sân đấu tương tự ngày 27/4 lịch sử ấy.

    Năm 2014, trong đội ngũ của Liverpool có một bác sĩ tâm lý thể thao nổi tiếng là Tiến sĩ Steve Peters, người đến CLB mỗi tuần 1 lần và tham dự các trận đấu sân nhà để giúp các cầu thủ đối mặt với áp lực của cuộc đua vô địch.

    Ông Peters nói rằng ông "nhìn vào mắt cầu thủ để đánh giá xem họ có đang tập trung hoàn toàn vào trận đấu hay bị phân tâm bởi những yếu tố khác".

    Vậy trong cuộc đua vô địch năm nay, ông Peters đóng vai trò gì? Hãy cùng đến với những phân tích của ông.


    Làm thế nào đánh giá được các cầu thủ có đang gặp áp lực hay không?

    Liverpool từng đánh rơi lợi thế hơn 7 điểm trước Man City thời điểm hai đội gặp nhau hồi tháng 1. Sau trận thua đó, khoảng cách còn 4 điểm. Thầy trò Pep thua sốc trước Newcastle, còn Liverpool không thua nhưng hòa 4 trong 6 trận sau đó và bị The Citizens đảo ngược tình thế.

    Man City bước vào trận đấu tối nay với 2 điểm ít hơn Liverpool nhưng còn trong tay 1 trận chưa đá. Càng về cuối mùa thì áp lực càng khủng khiếp, vậy đâu là những dấu hiệu chỉ ra các cầu thủ đang bị ảnh hưởng bởi áp lực?

    “Nhìn từ góc độ bóng đá, dấu hiệu phổ biến nhất tôi nhận thấy là, ví dụ như trước mỗi trận đấu, người ta cần một khoảng thời gian để làm nóng”, Peters chia sẻ trên BBC.

    “Việc này không chỉ là khởi động cho cơ thể, mà còn tác động tới tâm lý. Hoặc việc không đồng tình với các quyết định của trọng tài cũng là một ví dụ tiêu biểu. Những dấu hiệu đó không có lợi. Ngoài ra là những đường chuyền sai địa chỉ, những pha bỏ lỡ cơ hội và đưa ra lựa chọn sai”.

    Để giải quyết áp lực, Peters cho rằng không có một phương pháp nào đúng với tất cả các cầu thủ, nhưng để tránh những tác động của áp lực, cũng giống như thể chất và chiến thuật, cầu thủ cần được chuẩn bị tâm lý.

    “Tâm lý học cũng giống như vậy. Chúng tôi nhìn vào mọi trường hợp mọi tình huống và rồi lên kế hoạch cho chúng, với mục đích cuối cùng là đảm bảo cầu thủ không mất tập trung”, Peters tiếp tục.

    “Với hầu hết mọi người làm ngành tâm lý học thể thao, chúng tôi khuyên rằng bạn nên tập trung vào quá trình hơn là kết quả, thắng hay thua”.

    Chân dung Tiến sĩ Peters
    Chân dung Tiến sĩ Peters

    Dẫn đầu hay bám đuổi, vị thế nào tốt hơn?

    Ngôi đầu giữa Liverpool và Man City đã đổi chủ 19 lần suốt từ đầu mùa giải, trong đó Liverpool trên đỉnh trong 129 ngày và Man City là 109 ngày. Hai đội cũng sẽ không đá cùng giờ cho tới vòng đấu cuối cùng vào ngày 12/5, như vậy việc ngôi đầu đổi chủ cũng rất có thể sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần nữa.

    “Thử tưởng tượng bạn là một VĐV thể thao đang làm việc với tôi và bạn bảo: Tôi cảm thấy tự tin khi dẫn đầu. Chúng ta có thể sẽ cố gắng giúp bạn tự tin hơn, nhưng đồng thời vẫn giữ được sự tập trung vào tiến trình”, Peters nói.

    “Tuy nhiên, bạn cũng có thể bảo tôi rằng: Khi dẫn đầu, tôi thường đánh mất lợi thế đó. Tôi cảm thấy bất an và ngao ngán vì sợ rằng sẽ đánh rơi lợi thế và hiểu rằng mình có thể bị đẩy lại phía sau”.

    “Trong một hoàn cảnh lý tưởng, nếu bạn có thể chuyển hóa mọi năng lượng bản thân vào những gì bạn thể hiện ra trên sân, cơ hội của bạn sẽ là tối đa, xác suất chiến thắng sẽ tối đa. Nếu bạn tự làm bản thân mất tập trung vì những sợ hãi, những đánh giá hay so sánh, bạn sẽ đưa ra những quyết định sai bởi bạn có xu hướng bị cảm xúc chi phối”.

    “Hầu hết mọi người, khi họ có những quyết định dựa trên cảm xúc, không lựa chọn đúng đắn như khi đang ở trạng thái suy nghĩ logic”.


    NgàyLịch LiverpoolNgàyLịch Man City
    14/4Chelsea (N)14/4Crystal Palace (K)
    21/4Cardiff (K)20/4Tottenham (N)
    24/4Man Utd (K)
    26/4Huddersfield (N)28/4Burnley (K)
    4/5Newcastle (K)4/5Leicester (N)
    12/5Wolves (N)12/5Brighton (K)

    Lịch thi đấu sẽ tác động tới Man City như thế nào?

    Man City đã chơi 3/8 trận của họ trong tháng 4 này với mục tiêu là “cú ăn bốn” với 3 đấu trường còn tham dự là Ngoại hạng Anh, Champions League và FA Cup, cùng với Cúp Liên đoàn đã vô địch từ tháng trước. Lịch thi đấu sẽ còn khắc nghiệt hơn nữa nếu họ lật ngược thế cờ trước Tottenham ở tứ kết lượt về Champions League.

    “Trong bất kỳ môn thể thao nào, khi trải qua một chuỗi trận đấu như thế, bạn có nguy cơ bị kiệt sức”, Peters cảnh báo. “Điều quan trọng là bạn "Nó giống như là một cuộc đua chạy vượt rào vậy, trong đó bạn không chỉ phải nhảy qua 3 hoặc 4 chướng ngại vật, mà là 10".

    HLV Pep Guardiola từng mô tả đội bóng của ông là một "cỗ máy", và Peters đã đưa ra quan điểm của mình về cách tác động tâm lý này. "Đó có vẻ là một cách nhìn hay", Peters nói. "Máy sẽ luôn chạy, miễn là bạn tra dầu, và chẳng bao giờ đặt câu hỏi là: Điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta có thể kiệt quệ. Chúng ta nản lắm rồi".

    "Nhưng thực ra cách ví von đó không thực sự hữu hiệu như ông ấy tưởng. Sẽ hữu ích hơn nhiều nếu nhìn câu chuyện theo khía cạnh tích cực, bảo mọi người rằng đây là kế hoạch đề ra và chúng ta phải bám theo nó".

    Tầm quan trọng của những bàn thắng muộn

    Liverpool đã ghi 15 bàn thắng trong khoảng thời gian 10 phút cuối ở các trận đấu tại Ngoại hạng Anh mùa này, kiếm về cho họ thêm 7 điểm, so sánh với 9 bàn của Man City và không điểm cộng thêm.

    Bàn thắng trong 10 phút cuốiBàn thua trong 10 phút cuốiĐiểm số giành được với những bàn thắng sau phút 80Điểm số mất đi với những bàn thua sau phút 80Khác biệt
    Liverpool154725
    Man City10301-1

    Theo Peters, những bàn thắng muộn có thể phản tác dụng nếu nó không mang lại kết quả tốt hơn. "Bạn sẽ phải trải qua một cơn buồn nhẹ vì những gì bạn kỳ vọng không được thỏa mãn. Bạn kỳ vọng, một cách thực tế và hợp lý, rằng sẽ có những thêm những điểm số, nhưng không. Bạn cố gắng hơn khả năng của mình, nhưng không tác dụng. Giống như mọi thứ khác trên đời, nếu sự việc không diễn ra như mình mong đợi, bạn sẽ thất vọng".

    "Vấn đề là cách bạn phản ứng thế nào. Bạn sẽ phản ứng với nó một cách đầy cảm xúc, một phản ứng lành mạnh và tự nhiên thôi, để rồi sau đó bạn đứng dậy và nói: Hãy vượt qua và xử lý nỗi buồn này".

    "Cũng giống như khi chúng tôi không thể vô địch Ngoại hạng Anh. Liverpool thực ra đã có một kinh nghiệm tuyệt vời vì chúng tôi đã cố gắng trong toàn bộ mùa giải và hy vọng vào chức vô địch. Nhưng rồi chúng tôi thất vọng, đứng dậy và làm lại”, Peters chia sẻ.
    Việt Dũng • 17:58 ngày 14/04/2019

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay