Bóng Đá Plus trên MXH

ĐHTB Ngoại hạng Anh theo Telegraph: Không có chỗ cho hàng hiệu
13:41 ngày 23/03/2016
Premier League chưa bao giờ giàu có như lúc này. Các CLB Anh, ngay cả những CLB nhỏ, cũng đủ sức tranh giành ngôi sao với các đội bóng lớn hơn ở các quốc gia khác. Nhưng từ những gì mà chúng ta đã được chứng kiến, kết luận được rút ra là càng nhiều tiền, càng phải chi tiêu khôn ngoan.

    ĐỘI HÌNH TIÊU BIỂU GIÁ... 52 TRIỆU BẢNG

    Tháng 4 tới, Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh (PFA) sẽ công bố đội hình tiêu biểu (ĐHTB) của Premier League 2015/16. Vào lúc này, các cầu thủ đã bắt đầu tiến hành bỏ phiếu để đưa ra lựa chọn của mình. Nhân sự kiện đó, ông Jason Burt, trưởng bộ phận phóng viên bóng đá của tờ Telegraph, cũng thử đưa ra lựa chọn của mình. 

    Tất nhiên, đấy chỉ là lựa chọn của cá nhân Burt (đại diện cho Telegraph), và lựa chọn ấy không có giá trị trong cuộc bầu chọn (vì Burt không được bỏ phiếu). Nhưng Burt rõ ràng có cơ sở vững chắc trong lựa chọn của mình, thế nên, nó đáng để xem xét.


    Vậy ta thấy gì khi thấy đội hình tiêu biểu của Burt? Một cách ngắn gọn: Đó là một đội hình... bình dân. Tổng giá trị của đội hình ấy chỉ hơn 52 triệu bảng. Nghĩa là cao hơn một chút so với số tiền mà Man City đã phải bỏ ra để mua Raheem Sterling (49 triệu bảng), và thấp hơn so với số tiền mà Man United có thể phải bỏ ra để mua Anthony Martial (58 triệu bảng). 

    Những cầu thủ không có đối thủ ở vị trí của họ, như N’Golo Kante ở vị trí tiền vệ trụ, hay Riyad Mahrez ở vị trí tiền vệ phải, có tổng giá trị chuyển nhượng chưa tới 6 triệu bảng (Kante 5,6 triệu bảng, Mahrez chỉ 35.000 bảng)!

    THỜI CỦA MUA SẮM KHÔN NGOAN

    Mùa giải năm nay, Premier League đã lần đầu tiên xô đổ cột mốc 1 tỷ bảng trên thị trường chuyển nhượng. Tuy nhiên, không có bất kỳ cầu thủ nào trong danh sách những bản hợp đồng đắt giá nhất có thể chen chân vào đội hình tiêu biểu. Những đội bóng chi tiêu mạnh tay nhất - Man City, Man United - đều chơi tệ hơn so với chính họ. 

    Trong khi những đội bóng thăng tiến mạnh nhất - Leicester và Tottenham - lại đều trong nhóm những đội chi tiêu khắt khe nhất. Cầu thủ đắt nhất của Leicester, Okazaki, chỉ có giá 8,6 triệu bảng. Tottenham thậm chí còn làm ăn có lãi (14 triệu bảng)!

    Sự khác biệt giữa Tottenham và Leicester so với 2 đội bóng thành Manchester, hay so với ông lớn sa sút Chelsea, là họ mua theo nhu cầu thực tế, chứ không phải mua theo danh tiếng của người được mua. Chính vì không chạy theo danh tiếng, Leicester mới có được Kante với giá chưa đầy 6 triệu, hay Tottenham có được Delle Alli với giá thậm chí còn rẻ hơn (5 triệu). Man City, Man United, Chelsea hay Liverpool có biết về Kante và Alli không? Tất nhiên là có. Nhưng họ đã chọn không mua. Có thể vì sợ bị đánh giá là thiếu tham vọng!

    Bây giờ, các ông lớn đang chọn đi đường vòng. Khi họ tìm được một cầu thủ hay ở một đội bóng ít danh tiếng, họ sẽ chờ cho tới khi cầu thủ đó được “thử lửa” ở một đội bóng trung gian, ví dụ như Kante ở Leicester, trước khi quyết định mua. Giá tất nhiên sẽ cao hơn, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận; họ chẳng có gì ngoài tiền mà. Vấn đề là, con đường nghe có vẻ an toàn ấy không phải lúc nào cũng dẫn tới đích, vì có những cầu thủ chỉ có thể chơi tốt trong những hệ thống dành sẵn cho họ...
    Việt Cường • 13:41 ngày 23/03/2016

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay