Dù vậy, những nhà làm bóng đá Pháp vẫn bảo lưu quan điểm của họ và đã đưa ra nhiều lý do chính đáng cho “cuộc cách mạng” này.
“Đây là quyết định quan trọng, mang tính định hướng cho tương lai và sự phát triển của bóng đá Pháp. Các nhà đầu tư cần nhiều hơn sự bảo đảm. Vì thế 3 đội xuống hạng (Ligue 1) và 3 đội lên hạng (Ligue 2) là quá nhiều”, chủ tịch Frederic Thiriez của LFP giải thích trước giới truyền thông.
Rõ ràng, sức ép từ các nhà tài trợ là nguyên nhân chủ yếu buộc LFP thay đổi. Khi một nhà tài trợ rót tiền cho một đội bóng Ligue 1, họ không hề muốn nhìn thấy cửa “xuống hạng” của CLB. Theo phân tích của LFP, việc chỉ còn 2 đội xuống hạng sẽ tăng 33% cơ hội trụ hạng cho một CLB so với thể thức cũ. Và điều này sẽ tỷ lệ thuận với tiền tài trợ.
Một lý do khác xuất phát từ góc độ chuyên môn, khi đội thứ ba Ligue 2 quá yếu. Thực tế cho thấy, trong 5 mùa giải từ 2009 tới 2013, có tới 4 mùa đội xếp thứ ba Ligue 2 phải nhận vé xuống hạng ngay tại Ligue 1 mùa giải sau đó. Vì thế, kể từ mùa tới LFP sẽ chỉ chọn 2 đội thăng hạng từ Ligue 2.
Tuy nhiên, “cuộc cách mạng” tại Ligue 1 cũng có mặt trái, đó là tính cạnh tranh giữa các đội tham dự giải sẽ bị giảm sút. Rõ ràng cuộc chạy trốn 3 vé xuống hạng sẽ khốc liệt hơn nhiều nếu chỉ còn 2 vé. Số các trận “chung kết” trụ hạng sẽ ít đi kể từ mùa giải sau. Và các CLB trung bình ở Ligue 1, vốn không còn bị uy hiếp nhiều bởi nguy cơ xuống hạng, sẽ càng mất đi động lực chiến đấu. Sự nhàm chán sẽ có cơ hội lên ngôi tại giải đấu vốn bị xem là nhàm chán hơn so với 4 giải hàng đầu châu Âu còn lại.
1978/79 - Lần gần nhất Ligue 1 có ít hơn 3 đội xuống hạng là mùa giải 1978/79. Khi đó, giải đấu có 20 đội và đội bét bảng nhận vé xuống hạng, còn đội thứ 19 đá play-off trụ hạng với đội Á quân giải hạng Nhì. Từ thời điểm đó cho tới mùa 1991/92, Ligue 1 duy trì thể thức 2 đội xuống hạng trực tiếp và 1 đội đá play-off trụ hạng. Từ mùa 1992/93 là 3 đội xuống hạng trực tiếp. Và từ mùa 2015/16 chỉ còn 2 đội xuống hạng trực tiếp.