UEFA và nước Đức đã tuyên bố từ nhiều tháng trước: “EURO 2024 sẽ là một giải đấu bền vững và xanh”. Chủ tịch Aleksander Ceferin nói hồi tháng 2 tại Paris: “EURO không phải là con voi trắng huyền thoại nhưng nó cũng rất tiến bộ về mặt môi trường. Chúng tôi tự hào về điều đó”.
EURO 2021 và World Cup 2022 đã xả một lượng khí thải carbon kinh hoàng ra môi trường. Những giải đấu đồng tổ chức kiểu World Cup 2026 (tại Canada, Mexico và Mỹ), World Cup 2030 (Tây Ban Nha, Maroc, Bồ Đào Nha) chắc chắn cũng sẽ gây ra tình trạng đó.
Còn ở EURO 2024 gồm 24 đội này, không gian được cố định dễ dàng tiếp cận và kết nối tốt, được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại, được vận hành bằng năng lượng tái tạo. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Điều quan trọng là phải phân biệt giữa chiến lược bền vững và những tuyên bố đi kèm với nó. Chiến lược này có thể đáng khen ngợi, trong khi các tuyên bố lại gây hiểu lầm.
Điều này đặc biệt xảy ra ở Qatar, nơi FIFA ca ngợi một mô hình bền vững này trước khi bị chính quyền Thụy Sĩ kết tội đã tẩy xanh. Olympic Paris 2024 cũng đã nói về “đóng góp tích cực” trước khi xem xét cách tiếp cận của mình. Quả thực, không có cái gì là bền vững cả. Thứ bền vững nhất là không tổ chức giải đấu nào hết.
Khí thải nhà kính đương nhiên là vấn đề lớn nhất và không thể giảm hay hạn chế được nó khi giải đấu ngày càng mở rộng về quy mô tham dự và địa điểm tổ chức. So với phiên bản EURO thập niên 1960 với chỉ 4 trận đấu ở một, hai thành phố, thì bây giờ số trận đã tăng gấp 10 lần, phân bố cả nước hay cả châu lục.
Chúng ta không bỏ tổ chức EURO mà là muốn mọi người suy nghĩ lại về việc cho rằng tác động của EURO tới khí hậu là không đáng kể. Không giống như Paris 2024, định vị của UEFA không dựa trên ước tính định lượng về lượng khí thải carbon so với các kỳ EURO trước.
Philipp Lahm, giám đốc ban tổ chức EURO 2024 thừa nhận: “Thật không may, vẫn chưa có VCK nào làm tốt về mặt khí thải. Nhưng chúng tôi đã điều chỉnh lịch thi đấu sao cho các ĐTQG và CĐV không phải di chuyển quá nhiều”.
Nhìn chung, các nguồn phát thải chính liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng và di chuyển. Tin tốt là ở EURO 2024 không có sân nào phải xây mới và mọi người có quyền sử dụng tất cả các phương tiện giao thông công cộng tại địa phương trong 36 giờ xung quanh trận đấu.
Tuy nhiên, công cụ tính lượng khí thải carbon do UEFA thiết lập vẫn chưa rõ ràng về việc liệu việc đến và đi của khán giả, thường bị loại trừ, có được đưa vào phần bổ sung cuối cùng hay không. Những câu hỏi tương tự liên quan đến lời hứa về điện năng tiêu thụ dựa trên năng lượng tái tạo tại các SVĐ và tại trụ sở điều hành.
Các chứng nhận liệu có được chứng thực hay không? Liệu các công trình tạm thời, chẳng hạn như khu VIP, vốn rất tốn năng lượng, có được tính vào bởi nước Đức vẫn phụ thuộc vào nguồn than cho nhiệt điện, một nguồn tài nguyên cực kỳ ô nhiễm? Còn UEFA và nhóm phát triển bền vững của họ phụ thuộc rất nhiều vào “chương trình kế thừa” và “quỹ khí hậu”.