Bóng Đá Plus trên MXH

Kỳ thị giới tính, góc khuất của nền bóng đá Brazil
15:21 ngày 12/06/2019
Các thành phố Sao Paulo hay Rio de Janeiro được xem là “điểm đến thân thiện nhất của những người đồng tính trên thế giới”! Người ta tưởng ở Brazil hay chí ít là hai thành phố này, các cầu thủ đồng tính sẽ được trao cơ hội. Nhưng không, thậm chí những câu chuyện về góc khuất của nền bóng đá Brazil khiến nhiều người bị ám ảnh.
    Copa America 2019 được tổ chức tại Brazil. Đây là lần thứ 5 quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này tổ chức giải đấu số 1 châu lục. Brazil nổi tiếng là một quốc gia cởi mở, cuồng nhiệt và ấm áp. Nhưng đằng sau đó lại là một câu chuyện buồn về nạn phân biệt chủng tộc, kỳ thị và phân biệt giới tính, đặc biệt sự kỳ thị ngày càng nặng nề dành cho các cầu thủ đồng tính. Quốc gia 130 triệu dân xem đồng tính là xấu xa. Tổng thống mới lên Jair Bolsonaro cũng là người không ủng hộ người đồng tính. Năm 2011, trả lời phỏng vấn, ông Bolsonaro công khai công kích giới đồng tính: “Tôi không thể yêu một đứa con trai đồng tính. Nếu con trai tôi như vậy, tôi thích nó chết đi trong một tai nạn xe hơi còn hơn. Bởi nó là người đồng tính thì có nghĩa là nó đã chết rồi”.

    Thậm chí, trước cuộc bầu cử tổng thống Brazil hồi tháng 1/2019 vừa qua, nhiều vận động viên đồng tính sợ không dám thi đấu. Trong suốt 10 năm qua, chỉ có khoảng 10 vận động viên vượt qua được nỗi sợ hãi công khai giới tính thật của mình. Trong số họ, gần như không có một cầu thủ bóng đá nào. Nói là gần như không có, là bởi trong số 24.481 cầu thủ chuyên nghiệp đăng ký vào năm 2018 với Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF), chỉ có một người công khai đồng tính. Đó là Jamerson Michel da Costa, với tên thường gọi là… Messi. 

    Richarlyson (áo đỏ) là một trong số nhiều cầu thủ đồng tính ở Brazil
    Richarlyson (áo đỏ) là một trong số nhiều cầu thủ đồng tính ở Brazil


    Năm nay 33 tuổi, Messi là thủ môn của một đội bóng nhỏ ở Rio Grande do Norte, Palmeira de Goianinha. Anh thường bị các CĐV đối phương xúc phạm, chế giễu, nhưng luôn nhận được sự ủng hộ từ mẹ và chị gái. Đó chính là niềm vui sống mỗi ngày cho sự dũng cảm của “Messi phiên bản Brazil”. Messi cũng kể rằng mỗi khi cha uống rượu, ông lại chửi anh là nỗi xấu hổ của dòng họ. “Không như mẹ và chị gái tôi, cứ mỗi khi uống rượu, cha lại chửi tôi rằng tôi khiến ông phải xấu hổ, nhục nhã với cả dòng họ”.

    Kể từ khi Messi công khai đồng tính vào năm 2010, 9 năm qua không cầu thủ nào dám làm điều tương tự. Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát của UOL (một công ty chuyên về nội dung web hàng đầu Brazil) từ 105 cầu thủ tại các CLB hàng đầu Brazil cho ra kết quả 56% có xu hướng đồng tính trong phòng thay đồ. Nhưng không ai dám công khai vì sợ xã hội ghẻ lạnh, bị cắt hợp đồng… “Họ sợ mất hợp đồng. Họ sợ phản ứng của lãnh đạo và đặc biệt là các CĐV. Nếu họ nói ra mình đồng tính thì sẽ chẳng khác nào tự bắn vào chân mình”, một cựu cầu thủ bóng đá người Brazil từng thi đấu tại Ligue 1 chia sẻ.

    Cũng có một vài người từng thử công khai giới tính thật của mình, như Richarlyson, 36 tuổi, chẳng hạn. Khi còn thi đấu đỉnh cao cho Sao Paulo những năm 2005-2010, cầu thủ đa năng này đã muốn có một buổi phỏng vấn đề công khai chuyện mình đồng tính trên chương trình truyền hình. Nhưng rồi trước áp lực quá lớn từ ban lãnh đạo và các CĐV Sao Paulo, cuối cùng Richarlyson buộc phải hủy bỏ cuộc phỏng vấn. Kể từ đó, anh bị kiểm soát mọi lời nói, phải tiếp tục sự nghiệp thi đấu của mình mà không đạt được thành công nào. Bên cạnh đó, anh còn liên tục trở thành nạn nhân của những định kiến.


    “Tại sao một người đồng giới lại không thể trở thành một cầu thủ giỏi, một vận động viên chuyên nghiệp tài năng? Tôi không hiểu sự kỳ thị này, thật không thể giải thích nổi”, Richarlyson cay đắng tự hỏi. Khi Richarlyson ký hợp đồng với Guarani năm 2017, các CĐV đã ném phân vào trụ sở CLB và vận động thông qua mạng xã hội để ngăn anh ký với đội nhà. Cuối cùng Richarlyson đã chơi 22 trận cho Guarani trong một bầu không khí luôn luôn thù địch.

    Mauricio Murad, nhà xã hội học chuyên về thể thao nói rằng môi trường bóng đá tại Brazil thậm chí còn kỳ thị người đồng tính hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Có lẽ điều này sẽ còn tồn tại lâu dài và sân chơi dành cho các VĐV thể thao nói chung và cầu thủ bóng đá đồng tính nói riêng vẫn sẽ bị hạn chế tối đa ở nền bóng đá này.

    Chính cầu thủ cũng kỳ thị người đồng tính
    Theo UOL, tại Brazil thì không chỉ các CĐV mà ngay trong chính các cầu thủ, ban huấn luyện, ban lãnh đạo đội bóng cũng luôn kỳ thị với cầu thủ đồng giới, tạo ra vô vàn khó khăn với họ. “Có lẽ, các vận động viên đồng giới sẽ ít gặp khó khăn hơn khi chơi các môn thể thao ít nổi tiếng hơn”, UOL nhấn mạnh.
    Minh Huy • 15:21 ngày 12/06/2019

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay