Nhìn vào loạt trận lượt đi vòng 1/8 Champions League vừa kết thúc, chúng ta có thể thấy nhiều điều lạ kỳ một cách rõ ràng. 6 chiến thắng dành cho các đội khách sau 8 trận đấu, với hiệu số bàn thắng-bại là +16. Đó đơn giản là sự vượt trội. Ngoài những trận thắng “hủy diệt” như của Real hay PSG trước Schalke và Leverkusen, những trận đấu còn lại với sự góp mặt của những Barca, Atletico, Dortmund và Bayern, đều có thể xảy ra bất ngờ, nếu các đội chủ nhà may mắn hơn, và tận dụng tốt những cơ hội có được.
Nhưng có lẽ chúng ta không nên nhìn vào những con số của trận lượt đi để đánh giá về khoảng cách giữa những đội bóng tại châu Âu, bởi sự khác biệt tại đây chưa là gì so với ở những giải VĐQG. Minh chứng là điếm số kỷ lục có được tại La Liga đã bị hạ bệ, và có đến 3 lần bị san bằng chỉ trong 4 mùa giải gần nhất. Điều này có nghĩa là đã có nhiều chiến thắng hơn, và khoảng cách về trình độ giữa những đội bóng ở giải đấu này đang ngày càng cách xa nhau.
Nhưng có lẽ chúng ta không nên nhìn vào những con số của trận lượt đi để đánh giá về khoảng cách giữa những đội bóng tại châu Âu, bởi sự khác biệt tại đây chưa là gì so với ở những giải VĐQG. Minh chứng là điếm số kỷ lục có được tại La Liga đã bị hạ bệ, và có đến 3 lần bị san bằng chỉ trong 4 mùa giải gần nhất. Điều này có nghĩa là đã có nhiều chiến thắng hơn, và khoảng cách về trình độ giữa những đội bóng ở giải đấu này đang ngày càng cách xa nhau.
Trong khi đó ở Đức, Bayern nhiều khả năng sẽ tạo một kỷ lục là vô địch ngay trong tháng 3, vượt qua kỷ lục của họ vào năm ngoái, và phá vỡ dấu mốc thiết lập bởi Dortmund 1 năm trước đó. Tại Italia và Pháp, mọi chuyện cũng không khá khẩm hơn, khi Juventus và PSG đang thi nhau lập kỷ lục điểm số.
Đó là một sự ngẫu nhiên chăng, khi mà gần như tất cả những đội bóng xuất sắc nhất trong thế hệ này lại hiện diện ở cùng một thời điểm? Có thể, nhưng hãy cùng nhìn lại quãng đường 20 năm của 4 giải VĐQG lớn nhất châu Âu: Premier League, La Liga, Serie A và Bundesliga. Để thuận tiện, hãy cứ lấy thông số bình thường, là 3 điểm cho một trận thắng, và một mùa giải sẽ có 38 vòng đấu (tương đương 20 đội tham dự), những gì bạn thấy là: số điểm cần để lên ngôi vào cuối mùa tăng một cách chóng mặt giữa 2 thập kỷ. Cụ thể, tại Premier League là tăng 8,3% (từ 81,8 điểm lên 88,6 điểm), tại Bundesliga là 8,9%, tại Serie A là 9% và tại La Liga là 13,2%.
Điều đáng lo ngại hơn, là tiến trình này chỉ đi theo 1 chiều tăng. Chỉ cần so sánh 3 mùa giải gần nhất với 3 mùa giải trước đó, bạn đã thấy số liệu tăng đã lên tới 6%. Thị hiếu của khán giả có vẻ không được quan tâm đúng cách. Cũng phải thôi, khi mà những con số về lượng CĐV đến sân, về số tiền trong những bản hợp đồng thương mại, tài trợ tỏ ra đáng để đặt lên cao hơn rất nhiều. Những CĐV của những đội bóng “cò con” vẫn trung thành với CLB, chỉ bởi vì họ là CĐV của đội bóng đó. Những đội bóng này cũng chẳng cần thiết phải có thêm những người hâm mộ, và một khi những người cũ bỏ đi, số lượng CĐV của họ bắt đầu rơi tự do. Trong khi đó, những CĐV trung lập lại thấy rằng những trận đấu một chiều thật hấp dẫn, ít nhất là vào thời điểm hiện tại.
Cuộc chơi xem ra sẽ chỉ có một chút công bằng hơn, khi số lượng người cổ động cho hai đội tương đương nhau. Điều này không phải là không có khả năng xảy ra, khi mà những đội bóng “lót đường” có thể sẽ trở thành “thiếu gia” sau một đêm, nhờ vào những ông chủ giàu có, qua đó sẽ thu hút thêm người hâm mộ. Khi một đội bóng đã lớn mạnh và có tên tuổi, điều tất nhiên là nó sẽ được ưu tiên hơn về mọi mặt, điều đó lí giải vì sao khoảng cách giàu-nghèo trong bóng đá vẫn đang tăng lên không ngừng, và những trận đấu theo kiểu một chiều vẫn đang tiếp tục được diễn ra.
Tất cả những điều này, không sớm thì muộn, cũng sẽ dẫn đến một sự nhàm chán nhất định, và đều không tốt cho bất cứ điều gì, cả về tài chính lẫn con người. Điều quan trọng hơn cả, là khi bóng đá đã không còn hấp dẫn, mọi thứ sẽ còn tệ hơn nữa.
Đó là một sự ngẫu nhiên chăng, khi mà gần như tất cả những đội bóng xuất sắc nhất trong thế hệ này lại hiện diện ở cùng một thời điểm? Có thể, nhưng hãy cùng nhìn lại quãng đường 20 năm của 4 giải VĐQG lớn nhất châu Âu: Premier League, La Liga, Serie A và Bundesliga. Để thuận tiện, hãy cứ lấy thông số bình thường, là 3 điểm cho một trận thắng, và một mùa giải sẽ có 38 vòng đấu (tương đương 20 đội tham dự), những gì bạn thấy là: số điểm cần để lên ngôi vào cuối mùa tăng một cách chóng mặt giữa 2 thập kỷ. Cụ thể, tại Premier League là tăng 8,3% (từ 81,8 điểm lên 88,6 điểm), tại Bundesliga là 8,9%, tại Serie A là 9% và tại La Liga là 13,2%.
Điều đáng lo ngại hơn, là tiến trình này chỉ đi theo 1 chiều tăng. Chỉ cần so sánh 3 mùa giải gần nhất với 3 mùa giải trước đó, bạn đã thấy số liệu tăng đã lên tới 6%. Thị hiếu của khán giả có vẻ không được quan tâm đúng cách. Cũng phải thôi, khi mà những con số về lượng CĐV đến sân, về số tiền trong những bản hợp đồng thương mại, tài trợ tỏ ra đáng để đặt lên cao hơn rất nhiều. Những CĐV của những đội bóng “cò con” vẫn trung thành với CLB, chỉ bởi vì họ là CĐV của đội bóng đó. Những đội bóng này cũng chẳng cần thiết phải có thêm những người hâm mộ, và một khi những người cũ bỏ đi, số lượng CĐV của họ bắt đầu rơi tự do. Trong khi đó, những CĐV trung lập lại thấy rằng những trận đấu một chiều thật hấp dẫn, ít nhất là vào thời điểm hiện tại.
Cuộc chơi xem ra sẽ chỉ có một chút công bằng hơn, khi số lượng người cổ động cho hai đội tương đương nhau. Điều này không phải là không có khả năng xảy ra, khi mà những đội bóng “lót đường” có thể sẽ trở thành “thiếu gia” sau một đêm, nhờ vào những ông chủ giàu có, qua đó sẽ thu hút thêm người hâm mộ. Khi một đội bóng đã lớn mạnh và có tên tuổi, điều tất nhiên là nó sẽ được ưu tiên hơn về mọi mặt, điều đó lí giải vì sao khoảng cách giàu-nghèo trong bóng đá vẫn đang tăng lên không ngừng, và những trận đấu theo kiểu một chiều vẫn đang tiếp tục được diễn ra.
Tất cả những điều này, không sớm thì muộn, cũng sẽ dẫn đến một sự nhàm chán nhất định, và đều không tốt cho bất cứ điều gì, cả về tài chính lẫn con người. Điều quan trọng hơn cả, là khi bóng đá đã không còn hấp dẫn, mọi thứ sẽ còn tệ hơn nữa.