Bóng Đá Plus trên MXH

Nhìn lại Asian Cup 2014: ĐT nữ Việt Nam & những câu chuyện dài…
16:00 ngày 22/05/2014
Vậy là ĐT nữ Việt Nam đã lỗi hẹn với giấc mơ World Cup khi để thua ĐT Thái Lan với tỷ số 1-2 trong trận play-off trên sân Thống Nhất (TP.HCM). Đằng sau một trận thua, hay sự tiếc nuối là cả những câu chuyện dài…
    Chuyện 5 ngày & 1 ngày
    Cuối cùng, bóng đá Việt Nam đã không thể viết nên “trang sử vàng”, dẫu trước đó, ĐT nữ Việt Nam đã hội đủ các yếu tố để trở thành chủ nhân của chiếc vé thứ 5 tại châu Á, dự World Cup 2015. Và điều đầu tiên cần được đề cập, đấy chính là việc chúng ta được cho là nhỉnh hơn đối thủ về quãng thời gian nghỉ ngơi.

    Cụ thể, ĐT nữ Việt Nam có 2 ngày nghỉ, hay nói chính xác hơn là 9/11 cầu thủ đá chính trong trận đấu ngày hôm nay với Thái Lan đã được nghỉ đến 5 ngày. Bởi sau trận đấu với Nhật Bản ngày 16/5,  HLV Trần Vân Phát đã cho 9 cầu thủ đá chính ngồi ngồi ngoài trong trận đấu với Australia ngày 18/5 và đến ngày hôm nay 21/5 các cầu thủ mới thi đấu trở lại.

    Nhưng trên sân, các cầu thủ Thái Lan đã cho thấy, dù chỉ nghỉ 1 ngày nhưng điều đó không ảnh hưởng đến thể lực, thậm chí có phần vượt trội cho so với các cầu thủ chúng ta.

    Chuyện đối thủ là...  chính ta
    Nhà báo Stanley Chou (Getty Images) có một nhận xét sau trận đấu: “Các bạn đã thua chính… các bạn”. Hàm ý rằng, ĐT nữ Việt Nam đã không vượt qua được chính mình, dù các học trò của HLV Trần Vân Phát đã có thiên thời, địa lợi và đặc biệt là sự ủng hộ của đông đảo của các CĐV nhà.

    Ông Chow là người theo dõi rất sát hành trình của ĐT nữ Việt Nam ở VCK giải bóng đá châu Á 2014, nên có cái nhìn rất khách quan. Thực tế, nếu nhìn cách chơi của ĐT nữ Việt Nam trước Jordan, Nhật Bản và Australia thì trong trận đấu với Thái Lan, điều đó chỉ hiện về trong hiệp 2, nhưng mọi thứ đã quá muộn khi mà đối thủ đã ghi đến 2 bàn thắng vào lưới Kiều Trinh.

    Điều đáng nói, sự tỏa sáng ấy hiếm hoi đều đến từ những cái tên được đưa vào tự ghế dự bị, đấy là Tuyết Dung, người ghi bàn thắng duy nhất cho ĐT nữ Việt Nam. Và nếu  phải nhắc đến tiền đạo Nguyễn Thị Nguyệt, một cầu thủ hiếm hoi dám cầm bóng đâm thẳng vào trung lộ. Thế cho nên, HLV Mai Đức Chung mới có nhận xét rằng : ‘‘ĐT nữ Việt Nam có phần bị động trong lối chơi. Chúng ta chơi với sơ đồ 5-3-2, mạnh về đánh biên nhưng hôm nay lại không thể thi triển và sức mạnh đã bị triệt tiêu...’’.


    Để đến World Cup, bóng đá nữ Việt Nam còn rất nhiều điều phải làm.


    Chuyện ‘‘nữ hoàng’’ bị... bóng đè

    Sự thật, không chỉ Việt Nam mà ở các nền các nước trên thế giới, các cầu thủ nữ vẫn chưa được quan tâm bằng cầu thủ nam. Chính vì thế, nếu nhìn từ khán đài, từ dư luận, từ sự đầu tư của LĐBĐ Việt Nam tại VCK bóng đá nữ châu Á năm 2014, có thể nói, bóng đá nữ mà cụ thể là ĐT nữ Việt Nam đã và đang bước những nấc thang mới.

    Tuy nhiên, khi có cơ hội để đổi thay ‘‘cách nhìn’’, hay ‘‘quan niệm’’ thì các cô gái chúng ta đã không thể tận dụng thành công. Nói thẳng ra, lần đầu đứng trước cơ hội lịch sử, lần đầu đứng trước 4 khán đài nêm chặt khán đài, họ đã bị ‘cóng chân’’, chính điều này đã khiến các cầu thủ đánh mất chính mình trong cách chơi và cả trong việc thực hiện những động tác cơ bản nhất...

    Chuyện xây... chân đế
    Nếu theo dõi các đội bóng đá nữ hàng đầu trên thế giới, để ý sẽ thấy, một ĐTQG mạnh và chất lượng, thường có các giải đấu giàu tính cạnh tranh từ hệ thống thi đấu các CLB.

    Điển hình như ĐKVĐ thế giới Nhật Bản, có rất nhiều giải đấu gồm: U15, U16, U17, U18, U19, U20, U23 và ĐTQG. Giải vô địch nữ của Nhật Bản (League 1) có 10 đội bóng tham dự, còn giải J-League 2 của bóng đá nữ Nhật có đến 16 đội nhưng chủ yếu dành cho các đội tuyến sau và đội trẻ.

    Với ĐKVĐ châu Á - Australia,  giải VĐQG nước này đang có 8 đội tham dự, còn tại giải hạng Nhất có đến 12 đội và đây được xác định là sân chơi dành cho các cầu thủ trẻ... Trong khi đó, giải VĐQG của Việt Nam chỉ có 6 đội tham dự. Và cần nhìn nhận một thực tế, ngoài Hà Nội, TP.HCM, Hà Nam… thì không có nhiều địa phương đầu tư cho bóng đá nữ, vì thế để tổ chức các giải trẻ, LĐBĐ Việt Nam đã và đang gặp không ít khó khăn.

    Trong cuộc họp BCH LĐBĐ Việt Nam lần 2 nhiệm kỳ 7, VFF đã vạch ra những lộ trình, những phương thức nhằm thúc đẩy bóng đá nữ phát triển lên một tầm cao mới. Đáng chú ý là việc tổ chức các giải đấu trẻ, U16 và U19, đồng thời nâng cấp giải VĐQG nữ… Đây là thực sự là những tín hiệu vui với bóng đá nữ Việt Nam. 

    Bởi rõ ràng, việc xây dựng chân đế có vai trò rất quan trong việc nâng tầm chất lượng  ĐTQG.

    Lời kết
    Sự nuối tiếc khi đánh rơi chiếc vé đến World Cup là vô cùng lớn, nhưng ở khía cạnh nào đó, có thể nói rằng, bóng đá nữ Việt Nam còn rất nhiều việc phải hoàn thiện trước khi tính tới chuyện vượt vũ môn. Với những chiến lược đã đề ra, trong tương lai, cơ hội giành chiếc vé tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh sẽ đến rất nhiều, và đấy là khi bóng đá Việt Nam đã chuẩn bị đủ TÂM và THẾ!
    Đức Nguyễn • 16:00 ngày 22/05/2014

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay