Bóng Đá Plus trên MXH

Xu hướng chiến thuật 2014: Tiqui taca "thoái trào" (Phần 2)
07:08 ngày 01/01/2015
Năm 2014 khép lại với nhiều điểm nhấn của bóng đá thế giới, bao gồm những sự thay đổi rất đáng chú ý về chiến thuật.
    “Tiqui-taka” trở thành chiến thuật “bị lưu đày”
    Ngay cả Pep Guardiola giờ cũng không muốn tên ông gắn với tiqui-taca nữa. “Tôi ghét việc chuyền bóng chỉ để chuyền bóng, tất cả những ầm ĩ về tiqui-taca”, ông nói với tác giả Marti Perarnau trong cuốn Pep Confidential xuất bản hồi tháng 10. “Đó là thứ bóng đá rác rưởi không mục đích. Nếu chuyền bóng, bạn phải có ý đồ rõ ràng, nhắm vào khung thành đối phương, chứ không thể chuyền bóng chỉ để chuyền bóng. Đừng tin những gì người ta vẫn nói. Barca không chơi tiqui-taca! Lối chơi đó hoàn toàn là dựng chuyện! Đừng tin một lời nào! Trong tất cả các môn thể thao đồng đội, bí mật nằm ở chỗ tấn công dồn dập vào một khu vực trên sân cho tới khi đối phương không đối phó nổi. Đó là lý do bạn phải chuyền bóng, nhưng chỉ với ý định thật rõ ràng, để lôi kéo họ lên rồi tung ra cú đấm quyết định. Đó là lối chơi của chúng tôi. Không có gì là liên quan đến tiqui-taca”.


    HLV Guardiola ghét tiqui-taka

    Trước hết, về mặt từ nguyên, “tiqui-taka” có lẽ được HLV Javier Clemente sử dụng để chỉ chính lối đá của Barcelona thời ông, khi họ còn chơi rối rắm và chuyền bóng rất nhiều một cách vô nghĩa, chính là điều mà Guardiola không đồng tình. Tuy nhiên, vẫn cần một từ nào đó để mô tả triết lý nhấn mạnh cầm bóng nhiều, gây sức ép liên tục và chuyền bóng tốc độ cao ông đang áp dụng ở Bayern Munich.

    Sau thất bại của Bayern trước một Real Madrid chơi phản công hoàn hảo tại bán kết Champions League vào tháng 4 (chưa kể thất bại của Barca trước chính Bayern cũng chơi phản công mùa trước nữa), đã xuất hiện nhiều nghi ngờ rằng lối đá tiqui-taka đã chết. Những nhận xét đó được nhắc lại sau thất bại tan nát của ĐT TBN ở World Cup.

    Tuy nhiên Guardiola, dù ông có gọi lối đá đó là gì, vẫn đang tiếp tục triết lý như thế tại Bayern, dù với những điều chỉnh đáng kể. Cũng đừng quên với lối chơi đó, Pep đã giành 4 chức vô địch quốc gia, 2 Champions Leagues, 3 Cúp quốc gia va 3 Club World Cup trong vòng 5 năm. Với Bayern không có đối thủ ở Bundesliga, một chức vô địch nữa đang sắp đến, và nếu tiqui-taka đã chết, thì đó là một cái chết khá kỳ lạ.

    Phản công và phản công tổng lực
    Những bằng chứng ở các trận bán kết vào tháng 5 cho thấy thời đại của thứ bóng đá cầm bóng cực đoan đã qua. Những ví dụ như chiến thắng của Inter trước Barca năm 2010 và Chelsea trước Barca rồi Bayern năm 2012 đã khuyến khích các đội bóng học theo. Bóng đá giờ nhấn mạnh khả năng phản xạ nhanh, chuyển đổi tốc độ từ phòng ngự sang phản công, kèm theo tính tổ chức, kỷ luật chiến thuật và luôn luôn, một chút may mắn. Những gì Real Madrid thể hiện trong trận bán kết Champions League vừa rồi, giống như Bayern năm ngoái, không quá thiên về phòng ngự như Inter và Chelsea, nhưng ý tưởng không khác biệt là mấy: cứ để đối thủ cầm bóng, bạn sẽ tung ra đòn dứt điểm.

    Tuy nhiên, mọi chuyện không dừng lại ở đó. Các thống kê của UEFA mang tới nhiều gợi mở quan trọng. Những tình huống phản công dẫn tới 23% tổng số các bàn thắng từ tình huống mở ở Champions League mùa trước, giảm nhiều so với 27% mùa 2012-13 và càng thấp hơn so với mức 40% mùa 2005/06. Các pha phản công ít hiệu quả hơn một phần bởi sự phổ biến của lối chơi “gegenpressing”, tức là một kiểu gây sức ép chống phản công.


    Inter từng thắng Barca ở bán kết Champions League 2009/10 với chiến thuật rất hợp lý

    Theo Albert Capellas, giờ là trợ lý HLV ở Brondby nhưng từng có thời góp mặt trong BHL của Guardiola ở Barcelona, tại Barca, cầu thủ để mất bóng phải ngay lập tức tranh chấp và giành lại quyề kiểm soát, với sự hỗ trợ của 2-3 đồng đội ở các cự ly đội hình được duy trì tối ưu. Lý lẽ là việc ngăn chặn một đợt tấn công sẽ hiệu quả nhất khi bạn có thể bóp nghẹt nó từ trong trứng nước. Ngay khi đối thủ giành lại bóng cũng là lúc họ dễ mất bóng nhất: cầu thủ đó không có được sự cân bằng cần thiết, đã tiêu tốn thể lực cho pha tranh chấp trước đó, hoặc không tìm được các đồng đội thích hợp để chuyền bóng…

    Guardiola mang theo điều đó tới Bayern, nhưng triết lý mới đã được gầy dựng với cơ sở khá lâu ở Bundesliga, nơi trong một thời gian dài, Borussia Dortmund đã đá “gegenpressing”. Nghệ thuật nằm ở vị trí của các cầu thủ: họ phải đứng đủ gần nhau để gây sức ép như một tập thể, nhưng đủ xa nhau để các đường chuyền đạt được giá trị phản công tối ưu. Mọi cầu thủ cũng phải biết khi nào thì nên gây sức ép, khi nào thì nên lùi lại và hỗ trợ phòng ngự.

    Bất kỳ ai, bất kỳ vị trí nào
    Ngoài các vấn đề lý thuyết chiến thuật, cả Barcelona và Real Madrid đã thay đổi theo cùng một hướng mùa này: họ tăng cường những cầu thủ tấn công tài năng, nhưng đồng thời cũng là các ngôi sao giải trí, khiến lối chơi của cả hai trở nên cơ động một cách khác thường, khi mọi người chơi được mọi vị trí trên hàng công. Chật ních những ngôi sao lớn, không thiếu cả các tài năng trẻ lẫn những người hùng lâu năm, họ đã có thể chơi bóng như họ muốn, đánh bại đối thủ theo cách mà họ muốn và cùng với điều đó, chiến thuật bóng đá sẽ còn thay đổi với rất nhiều điều thú vị hứa hẹn trong tương lai.
    Chiêu Văn • 07:08 ngày 01/01/2015

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay