Bóng Đá Plus trên MXH

UEFA tháo lỏng thòng lọng FFP trong đại dịch COVID19
09:10 ngày 22/03/2020
UEFA đã nới lỏng các quy định của Luật Công bằng Tài chính (FFP) để giúp các CLB đang cạn tiền có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra.

    Ngành công nghiệp bóng đá đang phải đối mặt với thách thức kinh tế lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai bởi sự tác động kinh khủng của virus Corona. Và động thái mới đây của UEFA đã được các chuyên gia tài chính trong lĩnh vực bóng đá hoan nghênh rộng rãi.

    Tuy nhiên, đồng xu nào cũng có hai mặt. Ở chính sách này, nhiều người cũng đã cảnh báo UEFA không được để các CLB có chủ sở hữu giàu có  tận dụng sự “khoan hiệu lực” tạm thời của này FFP. Đối tượng này tuy không được nhắc đến cụ thể, nhưng ai cũng hiểu đó là sự ám chỉ vào Man City hay PSG…

    Tuy nhiên, để đáp lại những lời kêu gọi giúp đỡ khẩn cấp, LĐBĐ châu Âu có trụ sở tại Thụy Sỹ đã gia hạn thời hạn cho các CLB phải chứng minh rằng mình không có những khoản nợ quá hạn nào như hóa đơn thuế, các hợp đồng trả góp hay tiền lương cho cầu thủ và cán bộ nhân viên tại CLB. Thời hạn khai báo cũ 31/3 đã được dời sang ngày 30/4 tới.

    Tuy nhiên, UEFA cũng nhắc nhở nghiêm túc các CLB rằng, sự nới lỏng này xuất phát từ điều luật “Bất Khả Kháng - một thuật ngữ được viết bằng tiếng Pháp là Force Majeure” được áp dụng khi những sự cố bất thường như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh xuất hiện và nó chỉ được áp dụng cho các mục chi tiêu như trả lương  hay duy trì hoạt động của CLB.  

    “Bất kỳ diễn biến hay tình huống bất thường nào nằm ngoài tầm kiểm soát của CLB mà được coi là trường hợp bất khả kháng đều được tính đến như một phần trong đánh giá của CLB, dựa trên cơ sở từng trường hợp cụ thể”,  phát ngôn viên của UEFA nói về sự nới lỏng này.

    Xuất hiện vào năm 2011 để hạn chế nạn bội chi tại các CLB, các quy định của FFP dựa trên ý tưởng rằng các câu lạc bộ không nên chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được từ các hoạt động kinh doanh thông thường.  

    UEFA gia hạn thời hạn khai báo tài chính cho các CLB đến ngày 30/4

    Chủ sở hữu được phép đầu tư tùy thích vào học viện đào tạo trẻ, công tác cộng đồng, xây dựng sân bóng hay cơ sở vậy chất, phát triển bóng đá nữ nhưng bị giới hạn nghiêm ngặt về số tiền họ có thể bơm vào đội Một - dưới hình thức trả lương cao ngất ngưởng -  hoặc vào thị trường chuyển nhượng.  

    Các quy tắc FFP được điều hành bởi một cơ quan độc lập được gọi là Cơ quan kiểm soát tài chính Câu lạc bộ, có quyền điều tra và xét xử. Nhiều CLB đã bị xử phạt vì vi phạm các quy tắc này, đáng chú ý nhất là Man City - CLB hiện đang kháng cáo lệnh cấm thi đấu 2 năm tại các đấu trường châu Âu.

    Sự nới lỏng của UEFA về FFP được hiểu rằng các CLB được đẩy lùi thời hạn cho các hóa đơn chưa thanh toán và được trấn an rằng, bất kỳ hỗ trợ bổ sung tài chính nào từ các chủ sở hữu trong những tháng tới để giải quyết vấn đề trả lương hay chi phí hoạt động sẽ được xem xét nhẹ nhàng hơn bình thường, sau các cuộc đàm phán giữa UEFA và ECA, tổ chức đại diện cho lợi ích của các CLB hàng đầu châu lục.

    Động thái của UEFA diễn ra một ngày sau khi các CLB Premier League đứng trước nguy cơ sẽ phải hoàn trả 762 triệu bảng cho các đài truyền hình nếu không có trận đấu nào có thể được phát trong phần còn lại mùa giải này và thực trạng các CLB có thể phá sản nếu các cầu thủ không chịu giảm lương.

    Kieran Maguire - một chuyên gia tài chính bóng đá, giảng dạy tại Đại học Liverpool - nói rằng, UEFA đã sử dụng một cách tiếp cận thực tế và hợp lý thông qua việc cung cấp cho các CLB thêm thời gian để chứng minh sự khoẻ mạnh của tình hình tài chính.

    Nhờ đó, các CLB sẽ có thể tập trung giải quyết các vấn đề nan giải trước mắt thay vì các vấn đề tuân thủ hành chính. Điều này đã cho phép các CLB linh hoạt về mặt tuân thủ FFP, đồng thời cũng ngăn chặn được việc các CLB có chủ sở hữu giàu lợi dụng hoàn cảnh để tiêu tiền mà không sợ phạt.

    Đây là hệ quả của điều luật Bất Khả Kháng của UEFA

    John Mehrzad, một chuyên gia về luật thể thao hàng đầu tại Littleton Chambers, cũng đã đồng ý với quan điểm của ông Maguire rằng động thái này là cần thiết, bởi việc nới lỏng thời hạn khai báo sẽ giúp các CLB tiếp tục duy trì hoạt động trong bối cảnh bị đe doạ nguồn thu.  

    Tuy nhiên, ông này cũng cảnh báo rằng động thái này có thể không tốt cho các CLB, cầu thủ hoặc nhân viên của CLB những người muốn được trả lương ổn định trong vòng 6 tuần lễ tới bởi vì việc này có thể khiến CLB bị phá sản trước ngày 30/4 cho dù không phải đối mặt với lệnh trừng phạt của UEFA.

    Luật sư này cho rằng, hành động cân bằng nhất mà giới quản lý CLB cần làm bây giờ là ưu tiên vào việc tiết kiệm chi tiêu ngay từ lúc này, giảm thiểu các khoản chi bởi một khi CLB bị phá sản thì toàn bộ cầu thủ và nhân viên CLB không thể nhận thêm khoản tiền nào.  

    Đối với những CLB đại gia, Mehrzad cũng lường trước tình hình lách luật. Cụ thể là, nhân dịp này, các ông chủ hào phóng tranh thủ bơm tiền cho CLB nhưng CLB không dùng đó để trả lương mà để dành cho đợt mua cầu thủ ở mùa Hè chẳng hạn. Chính vì thế, mốc thời gian phải giải trình là ngày 30/4 và sự xem xét dựa trên từng trường hợp cụ thể sẽ ngăn chặn được mánh khoé này.

    Luật sư Nick De Marco của Blackstone Chambers - chuyên gia pháp lý hàng đầu về các quy tắc FFP ở Anh - cũng mô tả động thái của UEFA là rõ ràng là nhạy cảm. Nhưng ông muốn thấy các cơ quan quản lý bóng đá Anh làm điều chỉnh này. Ông gợi ý rằng các CLB có thể dựa vào quy tắc “Bất Khả Kháng” để vượt khó.

    Tại Anh, các CLB đang gặp khó khăn nhất với việc trả tiền lương cho các cầu thủ và tiếp tục bị chi phối bởi các quy tắc của EFL (Cơ quan điều hành các giải vô địch ở Anh) vốn có nguyên tắc về lợi nhuận và tính bền vững chặt chẽ hơn của UEFA rất nhiều.  

    Theo De Marco, các quy tắc này cần phải được đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp về năng lực tài chính. Các CLB đã phải vật lộn để có thể trả lương cho các cầu thủ của họ và đội ngũ nhân viên phục vụ. Và nếu cách duy nhất họ có thể làm là đi vay nợ để làm điều đó thì việc trừng phạt là vô ích.

    EFL từ chối bình luận về quyết định nới lỏng của UEFA nhưng họ hiểu rằng để điều chỉnh các quy định về lợi nhuận và tính bền vững của mình, cần phải được 71 CLB thành viên đồng ý trước đã. Cần nhắc lại, tính bảo thủ của người Anh vốn kiên cố châu Ẩu rất nhiều. 

    XEM THÊM

    Opta tiết lộ 3 cầu thủ M.U 'vô đối' về tốc độ

    Grealish là giải pháp tốt hơn Maddison dành cho M.U

    Thấy và chưa thấy gì từ cuộc họp quyết định số phận Premier League?

    Kỳ Lâm • 09:10 ngày 22/03/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay