NGƯỜI CHA ĐỠ ĐẦU TRONG BÓNG ĐÁ
Trong nhà tôi ở Uruguay có treo một chiếc áo của Steven Gerrard với chữ ký của anh ấy trên đó. Chiếc áo nằm ở một góc trang trọng cùng với những bài báo và những tấm ảnh cũ đã được tôi cẩn thận lưu lại. Bên cạnh chữ ký, Gerrard còn viết một dòng chữ bằng mực đen: “Dành cho người giỏi nhất mà tôi từng chơi cùng”.
Khi một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử Liverpool nói thế về bạn, cảm giác tất nhiên rất tự hào. Thuở còn là một thiếu niên ở Nacional, tôi chơi mê mệt trò điện tử bóng đá trên Play Station và chọn Liverpool để được điều khiển Gerrard. Khi đã sang châu Âu đá cho Groningen và Ajax, tôi dõi theo những pha ghi bàn của anh ấy qua truyền hình.
Stevie không phải là thần tượng đầu tiên trở thành đồng đội của tôi. Người tiêu biểu nhất phải là Sebastian “El Loco” Abreu. Tôi mê mẩn anh ấy khi còn là cầu thủ trẻ, cuối cùng cũng được đứng cạnh anh ấy trong đường hầm ra sân khi đã được đôn lên đội một. Đấy là một cảm giác tuyệt vời, nhất là khi thần tượng còn dành cho mình những lời khen.
El Loco (Gã điên) với tôi như một người cha đỡ đầu trong bóng đá vậy. Anh ấy là huyền thoại của Nacional lẫn đội tuyển Uruguay. Anh ấy là thần tượng và hình mẫu của tôi trên sân. Anh ấy cũng là người cực kỳ vui tính.
Là một cầu thủ trẻ, được ở cạnh một đàn anh như Sebastian Abreu thì không còn gì bằng. Tôi ủng hộ Nacional khi còn bé xíu, thế nên việc ở chung phòng với một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử CLB này là điều mà tôi thậm chí còn không dám mơ tới. Trong những ngày đầu, tôi im như hến, hồi hộp đến mức không mở miệng được. Nhưng từng chút một Loco giúp tôi vượt qua sự căng thẳng ấy.
Mối quan hệ của chúng tôi ngày một thân thiện hơn. Bây giờ, tôi là cha đỡ đầu của một trong những đứa con của Loco. Anh ấy dạy cho tôi những kỹ năng xã hội mà chưa từng có ai dạy mình trước đó. Đấy là một người tiệp giao, được mọi người yêu mến. Loco thực sự là một người hùng tại Nacional và việc được làm bạn với anh ấy là một trong những món quà tuyệt vời mà bóng đá đã trao cho tôi.
KHÔNG BAO GIỜ TRÙ DẬP ĐÀN EM
Nếu bạn là một cầu thủ trẻ hoặc một tân binh, được những ngôi sao đàn anh trong đội chào đón là điều không gì tuyệt vời hơn. Tôi nhớ lần đầu tiên gặp Diego Forlan trên đội tuyển, anh ta lập tức hỏi: “Sao? Bóng bánh ở Hà Lan thế nào?” Một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất lịch sử Uruguay quan tâm đến sự nghiệp của bạn, có tuyệt vời không?
Cả Diego lẫn Loco đều là những tấm gương của tôi về cách đối xử với đàn em. Tôi thực sự không thích những đàn anh đi trước tỏ ra kẻ cả, chơi trò “ma cũ hiếp ma mới”. Tôi đã thấy rất nhiều kẻ như vậy, từ Uruguay cho đến Hà Lan, luôn nghĩ mình là ngôi sao, là đàn anh nên tự đặt mình trên người khác. Tôi có thể bực mình với một cầu thủ 17 tuổi trên sân tập, tất nhiên ai chả có lúc khó chịu, nhưng tôi không thể áp đặt chàng trai ấy. Vì thế khi có một cầu thủ trẻ được đôn lên tập cùng đội một, tôi luôn có phản xạ bảo vệ cậu ấy. Tôi không dám tự nhận mình là người tốt mà chỉ nghĩ đấy là việc phải làm.
Khi còn là một cầu thủ trẻ, không phải đàn anh nào cũng đáng mặt như Diego và Loco. Nhưng những khi gặp phải những cựu binh kẻ cả, ta đây, tôi đều giữ thái độ im lặng. Nhưng bóng đá giờ đã thay đổi, những cầu thủ trẻ sẵn sàng bật lại đàn anh mình và lãnh trọn đòn thù của người đàn anh ấy trên sân tập. Đôi co và tranh luận với những người lớn chưa bao giờ là một giải pháp tốt cả.
Trưởng thành từ đội trẻ của Nacional, tôi thường xuyên phải hứng chịu những trò đùa tai ác của các đàn anh. Tôi phải chứng kiến cái quần thân yêu bị cắt, chứng kiến một cái quần khác bị ném ra ngoài hành lang, trong đó có một cái điện thoại di động mà tôi quý như tính mạng (thời ấy, điện thoại di động không phổ biến như bây giờ). Một lần khác tôi thấy cái mũ của mình không ở trên móc mà ngự trên bếp lò, tất nhiên là trong tình trạng... đang cháy.
Tôi không bao giờ đùa cợt với đàn em của mình kiểu ấy. Tôi sẽ ra sức giúp chúng hòa hợp với môi trường mới càng nhanh càng tốt. Khi ở Ajax, tôi từng giúp Nicolas Lodeiro làm giãn chân trên sân tập. Tôi còn đến xin với HLV Martin Jol:
- Cho Nicolas nó vào sân một ít đi thầy.
Martin cũng vui vẻ đáp lại:
- Ừ, được thôi, không thành vấn đề.
Tôi biết nếu cậu ấy được ra sân, dù chỉ là 15 hay 20 phút thôi, tâm trạng sẽ khá lên rất nhiều. Nicolas chỉ vừa mới từ Uruguay sang, lạ nước lạ cái, không được thi đấu, tôi hiểu rõ cậu ấy đang phải trải qua những gì. Đội bóng thì đang chơi tốt và cậu ấy cần cảm giác được là một phần trong đó. Tôi đã giúp Nicolas, theo đúng cái cách mà Bruno Silva đã giúp tôi thuở còn ở Groningen.
THẬT TUYỆT KHI ĐỒNG ĐỘI LÀ BẰNG HỮU
Cầu thủ đầu tiên mà tôi gặp sau khi ký hợp đồng với Liverpool là Lucas Leiva.
Đấy là một người bạn chân thành. Chúng tôi có nhóm cầu thủ nói tiếng Tây Ban Nha chơi với nhau tại Liverpool. Những ngày nghỉ, chúng tôi mang vợ và bạn gái đến nhà của nhau chơi. Nhưng trong bóng đá, thật khó để kiếm những bằng hữu thật sự. Bởi vì tình chất của bóng đá là thế. Đồng đội của bạn cũng chính là những đối thủ cạnh tranh vị trí ra sân hàng tuần với bạn.
Vì thế số bạn thực sự của tôi trong bóng đá chỉ có thể tính trên đầu ngón tay. Kinh nghiệm thi đấu ở Hà Lan và Anh cũng tôi chỉ ra: những cầu thủ Hà Lan và Anh rất ít khi chơi với nhau ở ngoài đời như các cầu thủ Argentina hay Uruguay. Một cách tự nhiên, tình bạn sẽ nảy nở ở những người có cùng ngôn ngữ và văn hóa. Vì thế dù thích hay không, việc đội bóng bị phân chia thành những nhóm khác nhau là một điều khó tránh khỏi.
Đồng đội của ta không dứt khoát phải là bằng hữu, nhưng nếu đã có thể làm bạn với nhau trong đội, chắc chắn tình bạn ấy sẽ bền vững hơn ở cuộc sống bên ngoài. Và nếu bằng hữu ấy là một thần tượng của ta, điều ấy càng tuyệt vời hơn nữa!
Kỷ niệm đáng nhớ
Tôi vẫn còn nhớ một trận đấu nọ, khi vừa khởi nghiệp thôi, tôi đối đầu với một hậu vệ là Alvaro “Tata” Gonzalez, cũng là bạn tốt của Loco. Đấy là một trong những trận đấu hay nhất và tôi cũng ghi một trong những bàn đẹp nhất trong sự nghiệp của mình. Nhận một pha bóng dài, tôi khống chế nhịp đầu tiên đã loại được một đối thủ, Tata lao đến định lấy bóng, nhưng tôi ngoặt bóng sang bên trái anh ấy rồi ghi bàn.
Sau trận đấu ấy, tôi đến nhà Loco chơi. Lúc này anh ấy đã chuyển sang thi đấu cho một CLB ở Mexico. Nào ngờ Tata Gonzalez cũng được mời đến. Tôi không hề biết Tata là ai cả, trận đấu nêu trên là lần đầu tiên tôi gặp anh ta. Vừa thấy tôi, Tata hỏi:
- Ơ, Loco, cậu mời cái gã này đến đây làm gì?
Loco mỉm cười:
- Thì để mày nhìn thấy mặt nó. Chứ trận đấu vừa rồi mày toàn thấy lưng của nó thôi mà.
(Còn nữa)
>> Tự truyện "Vượt qua giới hạn" của Luis Suarez (Kỳ 15)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 14)
>> Tự truyện "Vượt qua giới hạn" của Luis Suarez (Kỳ 13)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 12)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 11)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 10)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 9)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 8)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 7)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 6)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 5)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 4)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 3)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 2)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 1)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 14)
>> Tự truyện "Vượt qua giới hạn" của Luis Suarez (Kỳ 13)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 12)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 11)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 10)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 9)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 8)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 7)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 6)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 5)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 4)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 3)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 2)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 1)