Bóng Đá Plus trên MXH

Lỗi nào là đáng trách nhất trong bóng đá?
Chiêu Văn • 20:09 ngày 07/03/2015
Đánh nhau và cắn đối thủ thật tồi tệ, nhưng còn tệ hơn là giật cùi chỏ. Húc đầu chỉ dành cho những kẻ hèn nhát. Không ai đẩy trọng tài hay kung-fu vào khán giả. Và dù cho có làm gì, đừng nhổ nước bọt vào đối thủ.
    Sự cố ở St. James’ Park hôm thứ Tư, khi Papiss Cisse của Newcastle và Jonny Evans của Manchester United đã nhổ nước bọt vào nhau, đặt ra câu hỏi về những hành vi hoang dại trên sân bóng.

    Nhổ nước bọt
    Việc cầu thủ nhổ nước bọt không phải là điều gì xa lạ. Nhưng nhổ vào đối thủ là chuyện khác. Điều đó không chỉ gây sốc, mà còn đáng ghê tởm. Hình ảnh tiền vệ ĐT Hà Lan Frank Rijkaard nhổ nước bọt lên tóc của đối thủ Đức Rudi Voeller 2 lần ở World Cup 1990 là một trong những ký ức tồi tệ nhất về giải vô địch thế giới.

    Jonny Evans và Papiss Cisse thi nhau "phun mưa" 

    “Luật bất thành văn là bạn không được làm như thế”, chuyên gia Steve Claridge của BBC, người từng chơi cho 22 CLB trong 29 năm sự nghiệp, nói. “Bạn không thể hạ thấp mình tới mức độ đó. Đó không phải là bóng đá. Trong đời thường bạn cũng không làm thế. Đó là hành vi không ai muốn thấy, nhưng cũng phải nói là so với những va chạm thể chất, điều đó không gây hại gì nhiều cho cầu thủ”.

    Cãi nhau
    Từ “đánh nhau” có thể có nhiều nghĩa trong bóng đá. Chúng ta rất hiếm thấy những màn boxing thật sự trên sân, mà chủ yếu là các pha va chạm, cãi vã và xô đẩy. Francis Lee và Norman Hunter từng đấm nhau dữ dội khi Derby gặp Leeds năm 1975, Hristo Stoichkov từng bị cấm thi đấu cả đời (sau đó giảm xuống còn… 1 tháng) vì đấm đá rất nhiệt tình trong trận chung kết Cúp quốc gia Bulgaria 1985. 

    Barton (số 17) bị treo giò 12 trận vì gây ẩu đả với cầu thủ của Man City 

    Tiền vệ QPR Joey Barton bị treo giò 12 trận vì gây ra vụ ẩu đả trong ngày cuối cùng mùa giải 2011/12 ở Manchester City. Barton bị đuổi khỏi sân và đã lên gối vào háng Sergio Aguero trước khi bước ra, gây ra một vụ hỗn loạn lớn. “Thường tình huống đầu tiên không phải là chuyện lớn”, Claridge nói. “Mà những gì diễn ra sau đó. Nhưng với tôi thì những vụ như thế không có gì to tát”.

    Giật cùi chỏ
    Mauro Tassotti từng có 7 lần khoác áo ĐT Italia và bị treo giò 8 trận trong lần cuối cùng của ông. Hậu vệ này đã có cú thúc cùi chỏ đầy ác ý vào mặt Luis Enrique ở World Cup 1994 làm máu nhuộm đỏ áo đấu của tuyển thủ TBN, nhưng anh thoát thẻ đỏ ngay lúc đó và Italia thắng 2-1 để vào bán kết. 

    Pedro Mendes phải thở bằng bình oxy sau khi dính củi chỏ của Ben Thatcher 

    Cựu hậu vệ Manchester City Ben Thatcher cũng thoát một thẻ đỏ khi giật cùi chỏ với Pedro Mendes năm 2006 khiến cầu thủ Portsmouth phải thở bằng bình oxy trên cáng rời sân. Thatcher sau đó bị treo giò 8 trận. “Thường thì các pha đánh cùi chỏ nhắm vào vùng đầu”, Claridge nói. “Nên nguy hiểm là lớn hơn”.

    Đẩy trọng tài
    Pha đẩy ngã trọng tài Paul Alcock của Paolo Di Canio Trong trận Sheffield Wednesday-Arsenal năm 1998 là tình huống đầu tiên như thế ở giải đấu hạng cao nhất nước Anh. Phản ứng của ngôi sao người Italia với 1 trong 4 thẻ đỏ mà anh phải nhận ở Anh đã khiến Di Canio bị treo giò 11 trận. Các trọng tài khi đó nói án phạt là quá nhẹ: anh trở lại sân bóng 4 tháng sau đó trong màu áo CLB mới West Ham, nơi Di Canio trở thành một tượng đài.

    Di Canio bị treo giò 11 trận vì đẩy ngã trọng tài 

    “Chẳng làm được gì trọng tài nhưng lại xúc phạm nhà chức trách”, Claridge nói. “Đó thường là vấn đề ở các giải hạng thấp, một vấn nạn thật sự ở bóng đá phong trào, nhưng ở đỉnh cao, bạn hiểu rõ hình phạt sẽ là rất nặng nề”.

    Ăn gian
    Phá bóng thật cao lên khán đài để câu giờ là một chuyện, nhưng dùng tay đưa bóng vào lưới qua mặt trọng tài là chuyện khác. Chúng ta đang nói tới “Bàn tay của Chúa” của Diego Maradona ở World Cup Mexico 1986. Hơn 2 thập kỷ sau, Luis Suarez cũng gây ra nhiều tranh cãi khi chơi như một thủ môn dùng tay đẩy bóng ra từ một quả đánh đầu cứu cho Uruguay bàn thua phút chót trước Ghana ở tứ kết World Cup 2010. Anh bị đuổi khỏi sân, nhưng vẫn ăn mừng hân hoan sau đó khi Asamoah Gyan sút hỏng quả phạt đền và Uruguay đi tiếp sau loạt luân lưu.

    Maradona (trái) và Suarez chơi... bóng chuyền trên sân cỏ 

    Phân biệt chủng tộc
    Suarez lại là cái tên được nhắc đến. Tháng 12/2011, anh bị treo giò 8 trận vì dùng lời lẽ phân biệt chủng tộc với hậu vệ Manchester United Patrice Evra. Từ đó, UEFA đã ra luật mới với án treo giò tối thiểu 10 trận cho cầu thủ nào bị kết luận có hành vi phân biệt chủng tộc.

    Suarez vướng vào vụ phân biệt chủng tộc với Evra 

    Claridge nói: “Các cầu thủ ở bóng đá đỉnh cao đều có da mặt dày và quan tâm nhiều tới bảo vệ thân thể hơn là những lời chửi bới xúc phạm. Tôi cũng cho rằng không nên nghĩ rằng phân biệt chủng tộc trong bóng đá chỉ xảy ra với cầu thủ da đen”.

    Ăn vạ
    Ngã giả vờ, đóng kịch, lăn lộn, nói dối, các cầu thủ có thể trở thành những kịch sĩ tài tình để kiếm về lợi thế cho đội nhà. Ở World Cup 2002, Rivaldo đã đóng giả tài tình một ca chấn thương, ôm đầu khi bị cầu thủ TNK Hakan Unsal đá bóng vào chân. Unsal nhận thẻ đỏ, tiền đạo người Brazi sau đó bị phạt 7.800 USD. Trong những năm gần đây, ăn vạ đã trở thành một vấn nạn lớn trong bóng đá tới mức Phó chủ tịch FIFA Jim Boyce gọi đó là “căn bệnh ung thư của bóng đá”.

    Rivaldo bị phạt nặng vì ngã giả vờ 

    Húc đầu
    Cú húc đầu của huyền thoại bóng đá Pháp Zinedine Zidane với Marco Materazzi của Italia ở chung kết World Cup 2006 tới giờ vẫn là một hình ảnh biểu tượng, tới mức nó được dựng tượng đồng. Mùa trước, HLV Newcastle Alan Pardew bị cấm chỉ đạo 7 trận vì húc vào cầu thủ Hull David Meyler, trong khi hậu vệ BĐN bị đuổi khỏi sân ở World Cup 2014 vì hành vi tương tự.

    Đến giờ cú húc đầu vào người Materazzi vẫn đeo bám Zidane 

    Claridge nói: “Nếu có ai húc đầu vào tôi, thì chắc chắn là sẽ có đánh nhau. Đó là một hành động hèn nhát”.

    Kung-fu
    Eric Cantona khởi đầu cho thời kỳ thống trị của Manchester United với bóng đá Anh, giành 4 chức vô địch Premier League và trở thành huyền thoại ở Old Trafford, nhưng tính cách cực kỳ phức tạp của anh thể hiện qua một pha kung-fu cũng thành huyền thoại với CĐV Crystal Palace Matthew Simmons ở sân Selhurst Park. 15 năm sau, tiền vệ ĐT Hà Lan đưa nghệ thuật karate xuống sân bóng với cú đạp vào ngực Xabi Alonso của TBN ở chung kết World Cup 2010. De Jong bị phạt thẻ vàng. Cantona bị cấm thi đấu 8 tháng.

    Cú "kung-fu" của De Jong vào ngực Xabi Alonso 

    Cắn người
    Luis Suarez đã cắn 3 đối thủ trên sân trong sự nghiệp chơi bóng của anh: Otman Bakkal của PSV Eindhoven năm 2010, Branislav Ivanovic của Chelsea năm 2013 và mới nhất là Giorgio Chiellini của Italia ở World Cup 2014, vụ việc khiến anh bị treo giò 4 tháng.

    “Vấn đề không phải là hành vi đó, mà là tính biểu tượng của nó”, giáo sư văn hóa và nhân chủng học Orin Starn ở Đại học Duke, Mỹ, phân tích. “Nó đã phá vỡ ranh giới về sự tiếp xúc cơ thể, một điều cấm kỵ trong văn hóa phương tây”. Nhưng cũng có những người không đồng ý. Barton viết trên Twitter sau sự cố Suarez-Chiellini: “Tôi thà bị cắn còn hơn là gãy chân”.

    Suarez dính "tiền sử" cắn người 

    Đạp gãy chân
    Những pha vào bóng dữ tợn bằng hai chân bị cấm trong mọi luật về bóng đá, nhưng nó vẫn xảy ra. Một pha phạm lỗi như thế có thể khiến một cầu thủ phải nghỉ đá nhiều tháng, cả năm, thậm chí là chấm dứt luôn sự nghiệp. “Với tôi đó là lỗi nghiêm trọng nhất”, Claridge nói. “Những thứ khác chẳng là gì. Tôi đã phải đối phó với các pha vào bóng như thế 2 lần và trong cả 2 lần, tôi đều phải nhận thẻ đỏ do lỗi trả đũa”.

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay