Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh

Trung vệ thuận chân trái, ước mơ không chỉ riêng Pep Guardiola

16:28 ngày 10/09/2020
Chân trái và chân phải khác gì nhau trong bóng đá? Lẽ ra trên một mặt sân đối xứng, mọi thứ phải giống nhau. Nhưng vì tỷ lệ cầu thủ thuận chân trái so với phải chỉ là 3/7, tầm quan trọng của một trung vệ chân trái trở nên cực kỳ đặc biệt. 

    Sau khi vất vả đánh bại Sheffield United 1-0 vào đầu năm nay, Pep Guardiola đề cao tầm quan trọng của Aymeric Laporte - trung vệ chỉ vừa trở lại sau 5 tháng dưỡng thương:

    "Laporte sở hữu thứ mà chúng tôi không có trong đội hình, đó là một trung vệ thuận chân trái. Có rất nhiều cách để xây dựng bóng, để khiến pha bóng trở nên nhanh hơn, tốt hơn, nhưng chúng tôi không thể làm. Không phải vì những cầu thủ còn lại không tốt mà bởi Laporte là trung vệ thuận chân trái duy nhất ở Man City".

    Có 2 lý do để một trung vệ thuận chân trái không chỉ quan trọng với Man City mà còn với mọi đội bóng: Góc chuyền bóng và quỹ đạo.

    Hình dưới là ví dụ về một trung vệ thuận chân phải nhưng phải chơi lệch trái ở chiến thắng 3-1 của Arsenal trước West Ham vào cuối năm ngoái. Sokratis - một trong những trung vệ có tỷ lệ sử dụng chân trái ít nhất Premier League mùa trước, lại được sử dụng ở vị trí đó.

    Trước sức ép không đáng kể của Felipe Anderson, Sokratis có phương án chuyền ra biên cho Kieran Tierney. Nếu Sokratis dùng lòng trong chân phải để chuyền, quả bóng sẽ đi theo quỹ đạo gần với những cầu thủ West Ham hơn là dùng chân trái. 

    Chuyền bằng chân trái thì là cách an toàn hơn nhiều để phát triển bóng và tránh bị đối phương can thiệp. Tuy nhiên, Sokratis không biết dùng chân trái nên cuối cùng chọn phương án chuyền về cho thủ môn.

    Tiếp tục, ở một pha bóng khác cũng trong trận đó, Sokratis nhận đường chuyền ngang từ Calum Chambers. Một cầu thủ thuận chân trái có thể ngay từ nhịp tiếp bóng đã mở cơ thể hướng về biên trái nơi vòng tròn đánh dấu. Sokratis thuận chân phải, cộng với việc không có đồng đội hỗ trợ nên lại đành chuyền về cho Bernd Leno.

    Không chỉ các trung vệ gặp khó, đến một tiền vệ thuận chân phải như Lucas Torreira cũng chỉ ra vì sao nhu cầu về một chân chuyền bằng chân trái cực kỳ cấp bách. Ở tình huống dưới đây, Mesut Oezil đang di chuyển khá thoáng. Nếu Torreira thuận chân trái, anh có thể tạo ra một đường cong gửi quả bóng đến Oezil khá an toàn. Nhưng Torreira không có và buộc phải chuyền ra biên cho Tierney.

    Quỹ đạo cong hướng quả bóng về phía Tierney buộc hậu vệ của Arsenal phải tiếp bóng an toàn trước khi nghĩ đến chuyện hướng lên trên. 

    Nhưng mọi thứ đã muộn, đối phương áp sát và buộc Tierney phải chuyền ngược lại cho Torreira. Oezil vẫn đang trống trải nhưng quả bóng vẫn không thể được gửi tới anh đúng thời điểm.


    Trên thực tế, Arsenal cần tới thêm 8 đường chuyền và 30 giây nữa thì quả bóng mới đến được chân của Oezil. Trước pha bóng đó, Oezil ở giữa hàng hậu vệ và tiền vệ của West Ham. Nhưng khi nhận bóng xong, Oezil đã đứng dưới cả hàng tiền vệ. Rõ ràng mức độ nguy hiểm đã giảm đáng kể.


    Hãy tua lại pha bóng này nhưng tưởng tượng theo hướng Torreira thuận chân trái. Quỹ đạo của đường chuyền sẽ hướng về phía trước thay vì cong ra biên, tạo điều kiện cho Tierney mở tốc độ ngay lập tức. Chỉ một đường chuyền đã khiến thế tấn công thoải mái hơn rất nhiều và có thể loại một lúc 6 cầu thủ của West Ham.

    Theo thống kê, Chambers và Sokratis chuyền tổng cộng 177 lần từ bóng sống trong trận đó, con số nhiều nhất của hàng thủ 4 người Arsenal trong cả mùa 2019/20. Có rất nhiều cơ hội để phát triển bóng nhưng cặp đôi này hiếm khi làm được khi chỉ tung ra được 2 đường chuyền đưa bóng lên trên (với định nghĩa đó là những đường chuyền hướng bóng vào vòng cấm đối phương hay đường chuyền hướng lên trên 10m so với 6 đường chuyền trước đó) và chỉ có 2 đường chuyền vào khu vực 1/3 sân đối phương.

    Arsenal rõ ràng không thể xây dựng bóng hiệu quả từ sân nhà với cặp trung vệ một kèo như vậy. Do đó, dễ hiểu vì sao Mikel Arteta đã yêu cầu bổ sung một trung vệ thuận chân trái ở phiên chợ đông không lâu sau khi chuyển tới từ Man City. Đến lúc này, Arsenal đã có thêm Pablo Mari và Gabriel Magalhaes - đều thuận chân trái.

    Arteta không tiếc lời tán tụng Mari: "Anh ấy cân bằng những thứ tôi muốn có ở tuyến dưới. Mari cho đội bóng thêm nhiều lựa chọn, nhiều giải pháp và mở hướng lên bóng rộng hơn".


    Đến khi gặp lại West Ham vào tháng 3, Arsenal đã có đủ một cặp trung vệ thuận chân trái và phải: Mari đá cặp cùng David Luiz. Với việc Granit Xhaka thường xuyên lùi về sau mỗi lần hậu vệ trái Bukayo Saka lao lên tấn công, Arsenal có tới 2 đầu mối chuyền bóng bằng chân trái. Hệ quả tất yếu, họ đưa bóng xuống 1/3 sân đối phương dễ hơn rất nhiều với những đường chuyền có quỹ đạo phù hợp với hướng di chuyển.


    Giống như vậy, ở trận Man City hòa 2-2 với Tottenham ở đầu mùa trước, Laporte cũng thường xuyên chuyền bóng cực thoáng cho hậu vệ trái dễ dàng băng xuống. Như ví dụ dưới đây, từ đường chuyền ban đầu của Laporte, City chỉ mất 6 giây để Raheem Sterling có thể dứt điểm sau đường căng ngang của Oleksandr Zinchenko.


    Sau đó 90 giây, lại là Laporte tạo cơ hội cho Sterling thoát xuống đáy sân với một đường chuyền có độ cuộn hợp lý.

    Tiếp tục sau đó 3 phút, Zinchenko bỏ bám biên để bước vào trung lộ lôi kéo đối phương, mở ra khoảng trống để Laporte có thể tìm ra Sterling ở biên trái.

    Không chỉ là những đường chuyền ôm biên trái hiệu quả, các trung vệ thuận chân trái còn thể tạo khác biệt từ bóng bổng. Dưới đây là ví dụ Mari chuyền vượt tuyến ra sau lưng các cầu thủ West Ham để hướng tới vị trí của Pierre-Emerick Aubameyang.

    Đường chuyền của Mari không hoàn hảo buộc Aubameyang phải lùi lại một chút mới đón được bóng. Nhưng dù sao nó vẫn hiệu quả khi vận chuyền thành công quả bóng đến 1/3 sân đối phương giữa một rừng cầu thủ West Ham vây hãm.

    Và các con số đã lên tiếng. Thống kê chỉ ra cặp trung vệ của Arsenal tung ra tổng cộng 146 đường chuyền trong trận đó, với 8 đường chuyền đưa bóng lên trên và 8 đường vào 1/3 sân đối phương - thành tích tốt hơn rất nhiều so với trận lượt đi.

    Lợi ích của việc sở hữu một trung vệ thuận chân trái càng hiện hữu với những đội bóng chủ trương xây dựng bóng từ sân nhà. Đến một đội bóng thích chơi phản công như Man United mà Ole Gunnar Solskjaer còn phải thừa nhận đang thiếu một nhân tố như thế.

    Ở trận gặp Chelsea vào tháng 2, Solskjaer sử dụng hệ thống 3 trung vệ với Luke Shaw đứng bên trái của Eric Bailly và Harry Maguire. Kết quả, cựu cầu thủ Southampton tung ra tới 9 đường chuyền đưa bóng lên trên - thành tích tốt nhất của trung vệ bên phía M.U tại Premier League mùa trước. M.U không quá cần một trung vệ thuận chân trái trước một đối thủ xuống hạng như Watford, nhưng nếu là trước một đại diện thuộc Big 6 như Chelsea thì giá trị của Shaw là cực lớn.

    Một đội bóng cũng tha thiết tìm mua một trung vệ thuận chân trái vào lúc này là Tottenham. Với sự ra đi của Jan Vertonghen, thầy trò Jose Mourinho được báo trước một tương lai u ám nếu thích lối chơi xây dựng bóng từ sân nhà.

    Thống kê chỉ rõ ở những trận Tottenham sử dụng cặp trung vệ thuận cả chân trái và phải, họ hiệu quả hơn nhiều trong việc chuyền bóng so với cặp trung vệ cùng thuận chân phải. 

    Hãy nhớ, để tránh những giai đoạn phải nhớ da diết Laporte, Man City đã bỏ ra hơn 40 triệu bảng để mua về Nathan Ake - một trong vài trung vệ thuận chân trái hàng đầu ở nước Anh lúc này.  

    XEM THÊM

    Giới thiệu 20 CLB Ngoại hạng Anh mùa 2020/21

    Premier League 2020/21: Man City - Liverpool đua vô địch, Chelsea, M.U khó gây bất ngờ?

    SỰ KIỆN NÓNG TRONG NGÀY

    Xuân Lộc • 16:28 ngày 10/09/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    • 19:42 ngày 10/09/2020

      Ai đánh tennis thì biết ngay.

    • 16:59 ngày 10/09/2020

      Hay

    • 16:49 ngày 10/09/2020

      Bài viết chỉ đúng theo cách nhìn của tác giả, tác giả có khi nào đi đá bóng chưa ạ ? nếu những tình huống như tác giả nêu ở trên diễn ra ở cánh phải theo hướng tấn công thì sao ?

      • 18:01 ngày 10/09/2020

        Nếu tấn công bên cánh phải thì có trung vệ thuận chân phải đảm nhiệm, tác giả nói vậy là hợp lý rồi, nếu thuận chân phải mà đá cánh trái thì những quả phát bóng dài khả năng hết biên ngang là rất cao.

      • 19:51 ngày 10/09/2020

        1 câu hỏi khá ngu người.1 đội bóng tấn công đc cả ở 2cánh tốt hơn hay 1 cánh tốt hơn??

      • 20:33 ngày 10/09/2020

        Tác giả nói không sai đâu. Nếu là chuyền bóng thì đá biên nào chuyền bằng chân thuận cán đấy sẽ hiệu quả hơn nhờ bẻ cong được hướng bóng với các đường chuyền ký thuật bằng lòng trong chân. Nhưng sút kỹ thuật lại ngược lại, thuận chân trái đứng nửa sân phải sút sẽ hiệu quả hơn, và ngược lại thuận chân phải đứng nửa sân trái sút lòng trong sẽ khó bắt hơn.

      • 02:49 ngày 11/09/2020

        @Châu Anh Nguyễn:bạn có đọc hết bài đặc biệt là câu kế cuối của bài viết không hay chỉ vô bình luận theo ý kiến cá nhân ?

      • 12:51 ngày 11/09/2020

        @Sự Thật:Người nói đúng rồi còn gì, còn cố cãi nữa. Bạn đọc kỹ lại câu kế cuối rồi nghĩ kỹ xem.

      • 13:11 ngày 11/09/2020

        @Sự Thật:Mình thấy bạn mới là người ko hiểu vấn đề. Bài viết chỉ rõ nếu đội bóng có trung vệ thuận chân theo cánh (thuận trái đá trái, thuận phải đá phải) rõ ràng tốt hơn cặp trung vệ cùng thuận chân phải. Bạn tự dưng đi hỏi về bên phải. Bên phải thì ngược lại chứ sao. Suy nghĩ lại nhé

      • 13:48 ngày 11/09/2020

        @Sự Thật:Bác Sự Thật này nói đúng đấy, tác giả viết bài này một là chưa đá bóng bao giờ, hai là tạo ra thêm một đề tài, một góc nhìn để mọi người độc báo. Chẳng ai tìm bằng được cầu thủ thuận chân trái về cả, bóng đá đâu phải là chỉ thuận chân nào. Với bóng đá tiệm cận chuyên nghiệp thôi, như phủi ở VN mình cầu thủ đều đá được cả 2 chân, chuyên nghiệp cỡ Ngoại hạng Anh yêu cầu là bắt buộc, nếu như cầu thủ chỉ dùng 1 chân thì HLV sẽ yêu cầu hoặc HLV thấy điều đó không

      • 21:40 ngày 11/09/2020

        @Số 10:Giờ các hlv đều muốn các trung vệ không chỉ biết phòng ngự mà còn có thể phát động bóng từ sân nhà chính xác. Đá được cả 2 chân nhưng không thuận thì vẫn không chuyền bóng chuẩn được đâu, nhất là khi bị tiền đạo áp sát. Mà nói cho cùng bạn chưa đủ cái tầm để hiểu họ muốn gì nên không hiểu cũng phải.

    • 10:11 ngày 11/09/2020

      Thời ở Bayern thì Pep rất ưa dùng Boateng, trung vệ có khả năng chuyền bằng cả 2 chân có độ chính xác như nhau. Bây giờ kiếm 1 trung vệ như này mà trẻ khỏe thì thật khó.

    • 10:38 ngày 11/09/2020

      Bài viết từ The Athletic mà nhìn comment chê nhau đúng sai hài nhỉ? Có sai thì đi hỏi ông viết ở The Athletic ấy.

    • 19:32 ngày 10/09/2020

      Đá má ngoài chân phải thì sao?

      • 05:39 ngày 11/09/2020

        Đá má ngoài k dễ như bạn nghỉ đâu.1tiền đạo có thể vẫy má ngoài để thành siêu phẩm hoặc ra ngoài cũng k sao.còn 1 hậu vệ phải đảm bảo tính an toàn, nhanh và chính xác.nhanh chính xác thì mới phát động tấn công đc.còn chuyền hỏng ở sân nhà thì coi như tự sát.phải ở 1 đẳng cấp rất cao mới giám đá má ngoài ở phần sân nhà. Hoặc 1đường phản công nhanh khi đối phương dâng cao thì tiền đạo mới đủ khoảng trống để xử lý bóng

      • 09:08 ngày 11/09/2020

        Trung vệ vẩy má ngoài thì lại kinh quá 😂 k khéo kiến tạo cho tđ bên kia

    • 18:46 ngày 10/09/2020

      Sang vn trung vệ thuận chân trái đầy làm phát bom tấn nào pep

      • 22:59 ngày 10/09/2020

        Thuận chân trái mà phù hợp với triết lý của Pep nữa kìa, chứ thuận chân trái mà cỡ Linh Lót thì có cho không cũng chả ai ham.

      • 13:12 ngày 11/09/2020

        @🐢💨 🐑:Linh Lót thuận chân phải nhé.

    • 19:14 ngày 10/09/2020

      Tôi chẳng thấy hợp lý. Tác giả nên nhìn lại vấn đề tại sao muller là vua khoảng trống. Mấy tình huống ở trên hình chỉ là không lên banh đc nên chuyền về. Nếu có khoảng trống chỉ cần chuyền chính xác đúng điểm lăn khoảng trống đó cầu thủ sẽ nhận banh và biết cách xử lý. Tác giả chỉ nhìn vào trận đấu rồi đánh giá nhưng họ đã tập các bài tập về khoảng trống nhiều rồi nên tôi nhận xét tác giả viết không chính xác. Họ chuyền banh còn phải hướng với đối diện. Xoay lưng lại là phải chuyền về. Đơn giản

      • 23:11 ngày 11/09/2020

        Ông có biết xem bóng ko thế?????? Cái chình là ko 1 cầu thủ nào tự tin với việc chuyền ko thuận chân hiểu ko???????? Ông nghĩ là cứ chuyền lên thì ct đội kia ko biết cắt bóng à??? Người ta tập bài về khoảng trống là để biết khai thác vị trí và nhớ về nó nhưng là trong điều kiện lí tưởng còn thi đấu thì muôn vàn. Nhìn những pha di chuyển như thế kia mà bảo là ko lên đc banh à???? Cái ct ng ta cần là chuyền chính xác và vào đúng chân thuận đồng đội với 1 lực hợp lý bố ạ??? Xem bóng mà như thế này

      • 13:51 ngày 12/09/2020

        @NNN:Chuyền vô chân thuận và hợp lí để cầu thủ xử lí tình huống tiếp theo nó là bản năng bắt buộc cầu thủ nào cũng phải có rồi ông ơi ko cần phải nói. Cái tôi nói mấy tình huống trong hình đưa trên rồi đánh giá chân trái chân phải ko hợp lí. Khoảng trống đó gây khó ngta thì nên chuyền về vậy thôi ông xem bóng đá thì nói vậy chứ ông phải đá ông mới biết

      • 13:55 ngày 12/09/2020

        @NNN:Chuyền vô chân thuận và hợp lí để cầu thủ xử lí tình huống tiếp theo nó là bản năng bắt buộc cầu thủ nào cũng phải có rồi ông ơi ko cần phải nói. Cái tôi nói mấy tình huống trong hình đưa trên rồi đánh giá chân trái chân phải ko hợp lí. Khoảng trống đó gây khó ngta thì nên chuyền về vậy thôi ông xem bóng đá thì nói vậy chứ ông phải đá ông mới biết

      • 13:58 ngày 12/09/2020

        @NNN:Và 1 điều quan trọng ông chưa biết khi tuyển trạch cầu thủ ngta chỉ bắt cầu thủ đó đá không thuận chân rồi mới tuyển. Tổng quát nhìn sân nữa chứ không phải chỉ ở chổ chân trái hay chân phải. Không đạt yêu cầu thì bị loại ông ạ. Bắt buộc chuận không thuận phải kiểm soát và lực tốt mới tuyển ông ơi

    • 19:54 ngày 10/09/2020

      Lại một bài viết bóng đá theo game. Nhà báo ra sân đá bóng đi rồi về viết bài. Ra sân người ta xử lý theo thói quen và phản xạ, chứ không phải quen chân quen mắt. Tất cả là do tập luyện thôi. Tới hậu vệ thuận chân phải mà còn đá cánh trái được và đá hoàn hảo (như Paolo Maldini, Zambrotta, Lahm) thì chả có cái lý thuyết nào ông trung vệ lệch trái cần phải thuận chân trái cả

      • 23:05 ngày 10/09/2020

        Người ta nói không sai đâu. Đúng là trên sân người ta xử lý theo thói quen và phản xạ, nhưng trong nhiều tình huống cụ thể mà bị trái chân thì với người xử lý bóng thì thấy bình thường, nhưng đồng đội, HLV .... thì nếu thuận chân thì sẽ rất khác. Thường cầu thủ chơi một kèo sẽ phải đảo bóng sang chân thuận, cũng phải mất 1 vài giây, mà 1 vài giây trong bóng đá ở những tình huống cụ thể thì lại cực kỳ quan trọng. Chỉ 1 giây chậm nhịp cũng có thể đẩy đồng đội vào tư thế việt vị, mất đi cơ hội goal

      • 23:06 ngày 10/09/2020

        Còn những cầu thủ đá trái chân mà vẫn chơi tốt thì là hàng hiếm, quá hiếm. Có phải ai cũng được như thế đâu.

      • 13:14 ngày 11/09/2020

        Thế có bao giờ đặt câu hỏi những cầu thủ mà bạn kể nếu thuận chân trái mà đá ở bên trái thì có khủng hơn nữa không ?

    • 10:24 ngày 12/09/2020

      Nhà báo chắc không đá bóng bao giờ,các tình huống nhà báo dẫn sở dĩ không chuyền bóng vì không đủ khoảng trống hoặc cầu thủ được chỉ đạo đá chậm mà thôi.Khi chuyền bóng cầu thủ có thể chuyền thẳng bằng lòng bàn chân để bóng không đi cong,mà ngay cả bóng đi cong thì với lực chuyền của các cầu thủ chuyên nghiệp cũng là rất khó bắt được bóng.Phân tích như nhà báo thì chắc là bóng sẽ chẳng mấy khi được phát triển qua cánh trái,sự thật đâu phải thế

    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Nguyễn Hà Thanh Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay