Một trong những lí do giải thích cho sự lạc lối này, là bởi các đội bóng Anh đã bắt đầu mùa giải năm nay với rất nhiều sự thay đổi, đặc biệt là trên băng ghế huấn luyện. David Moyes thay thế Sir Alex tại M.U, Manuel Pellegrini khăn gói sang Man City thế chỗ Roberto Mancini, Jose Mourinho trở lại Chelsea, và chưa kể Tim Sherwood diễn vai “đóng thế” tại Tottenham vào giữa mùa, sau khi đội bóng này sa thải Andre Villas-Boas.
Những sự thay đổi này phần nào đó đã tạo ra sụ thiếu ổn định, và ít nhiều ảnh hưởng tới thành tích của bóng đá Anh tại châu Âu. Vào thời điểm hiện tại, Premier League đã sạch bóng tại Europa League và chỉ còn 2 đại diện tại Champions League là M.U và Chelsea. Cay đắng hơn, những đại diện này sẽ bước vào loạt trận lượt về vào tuần sau với tư thế của những kẻ phải gồng mình để tự quyết định số phận.
Trong những nỗi thất vọng đó, thì sự thụt lùi của M.U là có thể lí giải được, khi họ đang trải qua một trong những mùa giải tồi tệ nhất trong lịch sử của mình dưới bàn tay dẫn dắt của HLV David Moyes. Người kế nhiệm Sir Alex chưa hề có bất cứ trải nghiệm nào tại đấu trường châu Âu, chưa kể đang chật vật tại đấu trường quốc nội khi phải tiếp nhận một đội ngũ rệu rã từ Fergie. Giai đoạn chuyển giao của Quỷ Đỏ đang diễn ra không hề êm đềm và gần như họ đã buông xuôi ở mùa giải năm nay, khi sẽ phải đến làm khách trước Bayern vào tuần sau với tư thế của một nhược tiểu.
Với Chelsea, câu chuyện có vẻ như là một cơn ác mộng. Khả năng chèo chống và liệu cơm gắp mắm của Mourinho là rất đáng nói ở mùa này. HLV người BĐN đã không có được những cái tên như ý để thiết lập một phong cách của riêng mình hồi đầu mùa, nhưng ông đã đưa Chelsea đi đúng hướng, ít nhất là cho đến trước trận thua bạc nhược 1-3 tại Paris vào đêm qua. Chất “đặc biệt” của Mourinho đã được thể hiện tại Premier League, nhưng tại Champions League, với Chelsea, ông vẫn đang phải nhận những cái dớp đáng tiếc.
Trong khi đó, Pellegrini đến với Manchester mang theo sự kỳ vọng lớn lao về việc cải thiện thành tích tại châu Âu cho Man xanh. Dù đã có được những màn trình diễn rất thuyết phục tại vòng bảng Champions League, nhưng thiếu sót của HLV người Chile là ông chưa thổi được cho Man City thứ bản lĩnh trong những trận đánh quyết định. Đội hình của Man xanh đang đạt được sự cân bằng rất ổn, tuy nhiên họ vẫn chưa có được “cái đầu lạnh” khi đối mặt với những đội bóng hàng đầu, mà cụ thể là trước Barca tại vòng 1/8.
Tại Arsenal, mọi chuyện dường như vẫn chưa có nhiều thay đổi, dù họ đã được đánh giá cao hơn ở mùa giải năm nay. Họ vẫn còn quá “nhỏ” tại châu Âu thời điểm hiện tại. Vẫn là cách nghĩ có phần cũ kỹ của Wenger, vẫn là điểm yếu sụp đổ ở những giai đoạn quan trọng của mùa giải. Pháo Thủ tuy đã lớn lên được phần nào, nhưng điều họ thiếu vẫn là sự thực dụng, điều mà chất lãng mạn trong con người Wenger dường như vẫn chưa thể hòa hợp.
Còn với Tottenham, đại diện được kỳ vọng nhất của nước Anh tại Europa League, mọi thứ còn gây ra nhiều sự suy sụp hơn. Sở hữu đội hình mang tính cạnh tranh rất cao, song Spurs dưới sự dẫn dắt của Villas-Boas, và sau đó là Sherwood tỏ ra quá dễ bị tổn thương, như cái cách mà HLV trưởng của họ gây sự với HLV Jorge Jesus trong trận thua trên sân White Hart Lane.
Sự thụt lùi của bóng đá Anh tại đấu trường châu Âu bắt đầu từ mùa giải 2009/10, khi họ chỉ có 2 lần có đại diện ở bán kết (M.U ở mùa 2010/11, và Chelsea ở mùa 2011/12), và 2 lần không có đại diện nào vượt qua tứ kết (2009/10 và 2012/13). Tại Europa League, con số 0 đội bóng ở bán kết kể từ mùa 2009/10 của Premier League đã xuất hiện 3 lần (tính cả mùa này). Ở những dịp còn lại, họ có lần lượt 2 và 1 đại diện ở các mùa 2009/10 và 2012/13.
Không phủ nhận M.U, Arsenal, Chelsea, Man City và Tottenham là những đội bóng nhiều ngôi sao và luôn được đánh giá cao tại những giải đấu mà họ tham dự. Nhưng rất giống với ĐT Anh tại các giải đấu lớn, càng được tung hô bao nhiêu, họ lại càng chơi bết bát. Các đội bóng Anh hiện tại không thiếu những tài năng, nhưng độ “quái” trong lối chơi, những đòn tâm lý chiến trong và ngoài sân, cùng sự hiệu quả lại đang là những điểm yếu rất lớn của họ.
Thêm nữa, tính truyền thống bị đứt gãy cũng khiến sự thông suốt trong tư tưởng chơi bóng của các đội bóng Anh bị ảnh hưởng. Nhìn sang những đại diện tại TBN như Real Madrid, Barcelona, tại Đức như Bayern Munich, Italia như Juventus, họ đều có cho mình những bộ khung bản địa vững mạnh, và rồi sau đó mới dựa vào tài năng của những cầu thủ ngoại tịch. Quay lại soi vào nhân sự của những “đại gia” nước Anh hiện tại, khó có thể tìm thấy một bộ khung tương tự. Điều đó khiến họ bị lạc lối giữa khi gặp những đối thủ có tính hệ thống tốt.
Bayern, Real, Barca, Juve, tất cả họ đều đã có những thay đổi lớn về chiến thuật và con người trong những năm vừa qua để hòng chạm tay tới thành công. Trong khi đó tại nước Anh, M.U không còn là chính mình, Arsenal vẫn đi theo một con đường cổ hủ, Man City, Tottenham chưa biết bao giờ mới thực sự lớn, họ chỉ còn Chelsea để hy vọng. Nhưng với những gì đã xảy ra, có lẽ bóng đá Anh cần phải học hỏi, thử nghiệm và áp dụng nhiều hơn nữa để nâng tầm chính mình.
Những sự thay đổi này phần nào đó đã tạo ra sụ thiếu ổn định, và ít nhiều ảnh hưởng tới thành tích của bóng đá Anh tại châu Âu. Vào thời điểm hiện tại, Premier League đã sạch bóng tại Europa League và chỉ còn 2 đại diện tại Champions League là M.U và Chelsea. Cay đắng hơn, những đại diện này sẽ bước vào loạt trận lượt về vào tuần sau với tư thế của những kẻ phải gồng mình để tự quyết định số phận.
Trong những nỗi thất vọng đó, thì sự thụt lùi của M.U là có thể lí giải được, khi họ đang trải qua một trong những mùa giải tồi tệ nhất trong lịch sử của mình dưới bàn tay dẫn dắt của HLV David Moyes. Người kế nhiệm Sir Alex chưa hề có bất cứ trải nghiệm nào tại đấu trường châu Âu, chưa kể đang chật vật tại đấu trường quốc nội khi phải tiếp nhận một đội ngũ rệu rã từ Fergie. Giai đoạn chuyển giao của Quỷ Đỏ đang diễn ra không hề êm đềm và gần như họ đã buông xuôi ở mùa giải năm nay, khi sẽ phải đến làm khách trước Bayern vào tuần sau với tư thế của một nhược tiểu.
Với Chelsea, câu chuyện có vẻ như là một cơn ác mộng. Khả năng chèo chống và liệu cơm gắp mắm của Mourinho là rất đáng nói ở mùa này. HLV người BĐN đã không có được những cái tên như ý để thiết lập một phong cách của riêng mình hồi đầu mùa, nhưng ông đã đưa Chelsea đi đúng hướng, ít nhất là cho đến trước trận thua bạc nhược 1-3 tại Paris vào đêm qua. Chất “đặc biệt” của Mourinho đã được thể hiện tại Premier League, nhưng tại Champions League, với Chelsea, ông vẫn đang phải nhận những cái dớp đáng tiếc.
Trong khi đó, Pellegrini đến với Manchester mang theo sự kỳ vọng lớn lao về việc cải thiện thành tích tại châu Âu cho Man xanh. Dù đã có được những màn trình diễn rất thuyết phục tại vòng bảng Champions League, nhưng thiếu sót của HLV người Chile là ông chưa thổi được cho Man City thứ bản lĩnh trong những trận đánh quyết định. Đội hình của Man xanh đang đạt được sự cân bằng rất ổn, tuy nhiên họ vẫn chưa có được “cái đầu lạnh” khi đối mặt với những đội bóng hàng đầu, mà cụ thể là trước Barca tại vòng 1/8.
Tại Arsenal, mọi chuyện dường như vẫn chưa có nhiều thay đổi, dù họ đã được đánh giá cao hơn ở mùa giải năm nay. Họ vẫn còn quá “nhỏ” tại châu Âu thời điểm hiện tại. Vẫn là cách nghĩ có phần cũ kỹ của Wenger, vẫn là điểm yếu sụp đổ ở những giai đoạn quan trọng của mùa giải. Pháo Thủ tuy đã lớn lên được phần nào, nhưng điều họ thiếu vẫn là sự thực dụng, điều mà chất lãng mạn trong con người Wenger dường như vẫn chưa thể hòa hợp.
Còn với Tottenham, đại diện được kỳ vọng nhất của nước Anh tại Europa League, mọi thứ còn gây ra nhiều sự suy sụp hơn. Sở hữu đội hình mang tính cạnh tranh rất cao, song Spurs dưới sự dẫn dắt của Villas-Boas, và sau đó là Sherwood tỏ ra quá dễ bị tổn thương, như cái cách mà HLV trưởng của họ gây sự với HLV Jorge Jesus trong trận thua trên sân White Hart Lane.
Sự thụt lùi của bóng đá Anh tại đấu trường châu Âu bắt đầu từ mùa giải 2009/10, khi họ chỉ có 2 lần có đại diện ở bán kết (M.U ở mùa 2010/11, và Chelsea ở mùa 2011/12), và 2 lần không có đại diện nào vượt qua tứ kết (2009/10 và 2012/13). Tại Europa League, con số 0 đội bóng ở bán kết kể từ mùa 2009/10 của Premier League đã xuất hiện 3 lần (tính cả mùa này). Ở những dịp còn lại, họ có lần lượt 2 và 1 đại diện ở các mùa 2009/10 và 2012/13.
Không phủ nhận M.U, Arsenal, Chelsea, Man City và Tottenham là những đội bóng nhiều ngôi sao và luôn được đánh giá cao tại những giải đấu mà họ tham dự. Nhưng rất giống với ĐT Anh tại các giải đấu lớn, càng được tung hô bao nhiêu, họ lại càng chơi bết bát. Các đội bóng Anh hiện tại không thiếu những tài năng, nhưng độ “quái” trong lối chơi, những đòn tâm lý chiến trong và ngoài sân, cùng sự hiệu quả lại đang là những điểm yếu rất lớn của họ.
Thêm nữa, tính truyền thống bị đứt gãy cũng khiến sự thông suốt trong tư tưởng chơi bóng của các đội bóng Anh bị ảnh hưởng. Nhìn sang những đại diện tại TBN như Real Madrid, Barcelona, tại Đức như Bayern Munich, Italia như Juventus, họ đều có cho mình những bộ khung bản địa vững mạnh, và rồi sau đó mới dựa vào tài năng của những cầu thủ ngoại tịch. Quay lại soi vào nhân sự của những “đại gia” nước Anh hiện tại, khó có thể tìm thấy một bộ khung tương tự. Điều đó khiến họ bị lạc lối giữa khi gặp những đối thủ có tính hệ thống tốt.
Bayern, Real, Barca, Juve, tất cả họ đều đã có những thay đổi lớn về chiến thuật và con người trong những năm vừa qua để hòng chạm tay tới thành công. Trong khi đó tại nước Anh, M.U không còn là chính mình, Arsenal vẫn đi theo một con đường cổ hủ, Man City, Tottenham chưa biết bao giờ mới thực sự lớn, họ chỉ còn Chelsea để hy vọng. Nhưng với những gì đã xảy ra, có lẽ bóng đá Anh cần phải học hỏi, thử nghiệm và áp dụng nhiều hơn nữa để nâng tầm chính mình.