Trên thực tế, sau 3 tháng rưỡi dẫn dắt Chelsea rất thành công ở nhiệm kỳ đầu (từ 16/2/2009 đến 30/5/2009), sự nghiệp của Hiddink không có gì nổi bật. Dù đã giúp ĐT Nga lọt vào tới bán kết EURO 2008, song chiến lược gia người Hà Lan không thể đưa đội bóng xứ bạch dương tới World Cup 2010 sau thất bại ở trận play-off với Slovenia vào tháng 10/2009. Đến tháng 2/2010, ông chia tay ĐT Nga.
Nên biết, thời điểm Hiddink còn dẫn dắt ĐT Nga, ông đã nhận được mức lương lên tới hơn 6 triệu bảng/năm sau thuế, do LĐBĐ Nga khi đó được tài trở bởi ông chủ Chelsea, Roman Abramovich. Bến đỗ tiếp theo của Hiddink là chiếc ghế HLV trưởng ĐT Thổ Nhĩ Kỳ với một mức thu nhập hậu hĩnh không kém, song quyết định không định cư tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian này đã khiến ông phải nhận rất nhiều chỉ trích từ dư luận địa phương. Mọi thứ sau đó cũng không suôn sẻ với Hiddink khi Thổ Nhĩ Kỳ mất vé dự EURO 2012 sau thất bại trước Croatia ở loạt trận play-off.
Không thể đi tiếp cùng Thổ Nhĩ Kỳ và thiếu những sự lựa chọn, Hiddink chấp nhận quay lại Nga để dẫn dắt CLB Anzhi Makhachkala vào tháng 2/2012, nơi ông chỉ tại vị được 18 tháng. Thời điểm đó cũng chứng kiến một Hiddink vô cùng bi quan với tư tưởng nghỉ hưu luôn thường trực trong suy nghĩ.
Tuy vậy, nhiệm kỳ 2 của Hiddink với ĐT Hà Lan sau đó mới thực sự là thảm họa. Sau World Cup 2014, LĐBĐ Hà Lan bổ nhiệm Hiddink thay Louis van Gaal, người khi đó đã có hợp đồng với Man United. Trong thời gian này, Hiddink thực sự đã thay đổi được ĐT Hà Lan, nhưng là theo cách không thể tồi tệ hơn. Dù đã được khuyên nhủ, song Hiddink đã gạt bỏ tất cả những gì Van Gaal tạo nên trước đó, dùng sơ đồ 4-3-3 thay vì 5-3-2, áp đặt lối chơi tấn công tổng lực truyền thống để thay thế phòng ngự phản công.
Mọi chuyện sau đó cho thấy sự chật vật của Hiddink. Ông liên tục đưa ra các sự thử nghiệm, thậm chí đã có lúc dùng lại sơ đồ 5-3-2. Sau những kết quả đáng thất vọng, ông cũng không nhận sai lầm về mặt chiến thuật mà lại chỉ trích tinh thần thi đấu và phong độ của các cầu thủ. Không thể đến Pháp vào mùa Hè sang năm, Hà Lan đã lần đầu tiên vắng mặt ở một giải đấu lớn kể từ năm 2002, và ở một kỳ EURO kể từ năm 1984.
Trách nhiệm của Hiddink về thất bại của ĐT Hà Lan là rất lớn, song chỉ vài tuần trước, ông cho rằng mình đã bị “làm phản bởi một đồng minh” trong LĐBĐ Hà Lan, rất giống với sự vụ của Mourinho tại Chelsea. Tuy vậy, mối quan hệ của Hiddink với các tuyển thủ Hà Lan được cho là vẫn tốt đẹp, trong khi ấn tượng ông tạo ra ở nhiệm kỳ đầu làm tạm quyền ở Chelsea rất tương đối lớn.
Huyền thoại bóng đá Hà Lan, Johan Cruyff, là người cực lực chỉ trích phong cách bóng đá của Hiddink, trong khi một cựu danh thủ Hà Lan khác là Ronald de Boer cũng cho rằng Hiddink đã “hết thời”, bởi lối chiến thuật “cổ hủ”. Nhưng cũng khó có thể nói trước rằng Hiddink sẽ thất bại ở Chelsea, bởi biết đâu ông và The Blues có một điểm hợp nhau nào đó.
Nên biết, thời điểm Hiddink còn dẫn dắt ĐT Nga, ông đã nhận được mức lương lên tới hơn 6 triệu bảng/năm sau thuế, do LĐBĐ Nga khi đó được tài trở bởi ông chủ Chelsea, Roman Abramovich. Bến đỗ tiếp theo của Hiddink là chiếc ghế HLV trưởng ĐT Thổ Nhĩ Kỳ với một mức thu nhập hậu hĩnh không kém, song quyết định không định cư tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian này đã khiến ông phải nhận rất nhiều chỉ trích từ dư luận địa phương. Mọi thứ sau đó cũng không suôn sẻ với Hiddink khi Thổ Nhĩ Kỳ mất vé dự EURO 2012 sau thất bại trước Croatia ở loạt trận play-off.
Hiddink không thể đưa ĐT Nga đến World Cup 2010
Không thể đi tiếp cùng Thổ Nhĩ Kỳ và thiếu những sự lựa chọn, Hiddink chấp nhận quay lại Nga để dẫn dắt CLB Anzhi Makhachkala vào tháng 2/2012, nơi ông chỉ tại vị được 18 tháng. Thời điểm đó cũng chứng kiến một Hiddink vô cùng bi quan với tư tưởng nghỉ hưu luôn thường trực trong suy nghĩ.
Tuy vậy, nhiệm kỳ 2 của Hiddink với ĐT Hà Lan sau đó mới thực sự là thảm họa. Sau World Cup 2014, LĐBĐ Hà Lan bổ nhiệm Hiddink thay Louis van Gaal, người khi đó đã có hợp đồng với Man United. Trong thời gian này, Hiddink thực sự đã thay đổi được ĐT Hà Lan, nhưng là theo cách không thể tồi tệ hơn. Dù đã được khuyên nhủ, song Hiddink đã gạt bỏ tất cả những gì Van Gaal tạo nên trước đó, dùng sơ đồ 4-3-3 thay vì 5-3-2, áp đặt lối chơi tấn công tổng lực truyền thống để thay thế phòng ngự phản công.
Mọi chuyện sau đó cho thấy sự chật vật của Hiddink. Ông liên tục đưa ra các sự thử nghiệm, thậm chí đã có lúc dùng lại sơ đồ 5-3-2. Sau những kết quả đáng thất vọng, ông cũng không nhận sai lầm về mặt chiến thuật mà lại chỉ trích tinh thần thi đấu và phong độ của các cầu thủ. Không thể đến Pháp vào mùa Hè sang năm, Hà Lan đã lần đầu tiên vắng mặt ở một giải đấu lớn kể từ năm 2002, và ở một kỳ EURO kể từ năm 1984.
Hiddink phá tan những gì Van Gaal gây dựng cho ĐT Hà Lan
Trách nhiệm của Hiddink về thất bại của ĐT Hà Lan là rất lớn, song chỉ vài tuần trước, ông cho rằng mình đã bị “làm phản bởi một đồng minh” trong LĐBĐ Hà Lan, rất giống với sự vụ của Mourinho tại Chelsea. Tuy vậy, mối quan hệ của Hiddink với các tuyển thủ Hà Lan được cho là vẫn tốt đẹp, trong khi ấn tượng ông tạo ra ở nhiệm kỳ đầu làm tạm quyền ở Chelsea rất tương đối lớn.
Huyền thoại bóng đá Hà Lan, Johan Cruyff, là người cực lực chỉ trích phong cách bóng đá của Hiddink, trong khi một cựu danh thủ Hà Lan khác là Ronald de Boer cũng cho rằng Hiddink đã “hết thời”, bởi lối chiến thuật “cổ hủ”. Nhưng cũng khó có thể nói trước rằng Hiddink sẽ thất bại ở Chelsea, bởi biết đâu ông và The Blues có một điểm hợp nhau nào đó.
Thông tin cá nhân Họ tên đầy đủ: Guus Hiddink Ngày tháng năm sinh: 8/11/1946 (69 tuổi) Nơi sinh: Varsseveld, Hà Lan Các đội bóng từng dẫn dắt 1987-1990: PSV 1990-1991: Fenerbahce 1991-1994: Valencia 1994-1998: ĐT Hà Lan 1998-1999: Real Madrid 2000: Real Betis 2001-2002: Hàn Quốc 2002-2006: PSV 2005-2006: ĐT Australia 2006-2010: ĐT Nga 2009: Chelsea (HLV tạm quyền) 2010-2011: ĐT Thổ Nhĩ Kỳ 2012-2013: Anzhi 2014-2015: ĐT Hà Lan Thành tích cấp CLB PSV - VĐQG Hà Lan (6): 1987, 1988, 1989, 2003, 2005, 2006 - Cúp QG Hà Lan (4): 1988, 1989, 1990, 2005 - Siêu cúp châu Âu (1): 1988 - Siêu cúp Hà Lan (1): 1993 Real Madrid - Cúp Liên lục địa (1): 1998 Chelsea - FA Cup (1): 2009 Thành tích cấp ĐTQG ĐT Hà Lan - Tứ kết EURO 1996 - Hạng 4 World Cup 1998 ĐT Hàn Quốc - Hạng 4 World Cup 2002 ĐT Australia - Vòng 1/8 World Cup 2006 ĐT Nga - Bán kết EURO 2008 |