Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh
Người Anh học được gì từ vinh quang của người Đức?
10:22 ngày 26/03/2016
ĐT Đức đang ở đỉnh cao khi là nhà ĐKVĐ World Cup, còn ĐT Anh thì từ kể từ sau năm 1996 đã không vào nổi bán kết một giải đấu lớn. Có nhiều nguyên nhân và bài học bóng đá Anh cần rút ra. Trước lần đụng độ giữa hai đội, hãy xem bóng đá Anh cần học gì từ nền bóng đá của Đức?

    LỢI BẤT CẬP HẠI 

    Không như Anh dễ dàng để các CLB lọt vào tay người nước ngoài, Đức quyết tâm giữ Bundesliga bằng được với luật 50+1 không cho phép một cá nhân sở hữu hơn 49% cổ phần từ đó trở thành ông chủ của đội bóng. Như vậy, ông chủ ngoại muốn thâu tóm CLB Đức là điều bất khả thi. 

    Cái gì cũng có hai mặt. Trước khi Roman Abramovich xuất hiện trong bóng đá Anh năm 2003 (mua Chelsea) rồi tạo ra làn sóng ồ ạt đầu tư từ ông chủ ngoại vào Premier League, bóng đá Anh từng có ông chủ ngoại (Mohamed Al Fayed tại Fulham) nhưng không tạo nên khác biệt lớn và một trào lưu mới. 

    Với sự xuất hiện của những Abramovich, Sheikh Mansour, Stan Kroenke... bóng đá Anh giàu sụ, giải Ngoại hạng Anh đắt giá nhất hành tinh, nhưng chất Anh ở Premier League ngày một thấp, còn ĐT Anh thì mãi cứ thất bại ở các giải lớn. 

    Bóng đá Đức thì khác. Nền bóng đá Đức vẫn giữ được quốc hồn quốc túy, bóng đá Đức là của người Đức, phục vụ khán giả Đức. Giá vé rẻ, các khán đài luôn cuồng nhiệt và đầy ắp, các đội bóng Đức thi đấu thành công trên trường quốc tế (tiêu biểu là Bayern Munich và Borussia Dortmund) bất chấp một cái giá phải trả: Bayern là đội mạnh nhất, giàu có nhất tại Đức nhưng doanh thu hàng năm kém đội xếp thứ 20 (bét bảng) ở Premier League. 

    Tiền bạc không phải lúc nào cũng đem lại thành công trên sân cỏ, bóng đá Anh hiểu rõ điều này. Các đội bóng Anh thê thảm trên đấu trường châu Âu, dù người Anh đang cố thu hút chất xám Đức (Juergen Klopp và Bastian Schweinsteiger đã đến Premier League, mùa tới có thể là Toni Kroos hay Mario Goetze). 


    KHÔNG LỐI THOÁT 

    Bóng đá Đức sau thất bại ở VCK EURO 2000 đã học theo mô hình đào tạo trẻ của bóng đá Pháp (Les Bleus vô địch World Cup 1998 và EURO 2000) kết hợp với những đặc thù của chính mình, người Đức chấp nhận thay đổi và đầu tư vào đào tạo trẻ nhiều hơn. Trước các sao trẻ, người Đức cũng không nóng như người Anh để đốt cháy giai đoạn, hoặc tung hô quá mức dẫn đến sớm thoả mãn và không phát triển được nữa. 

    Bóng đá Đức đã thay đổi và thành công nhanh chóng nhờ cách làm khoa học, nghiêm túc và kỷ luật. Mannschaft giành á quân World Cup 2002, hạng Ba World Cup 2006, á quân EURO 2008, hạng Ba World Cup 2010, vào bán kết EURO 2012 và vô địch World Cup 2014. 

    Còn ĐT Anh thì đì đẹt rất khó có thể vươn tới tầm vóc của Mannschaft. Thật ra, những điểm ưu việt trong cách làm bóng đá của Đức thì người Anh đều biết, nhưng lại không làm theo một cách triệt để. LĐBĐ Anh vẫn tung tiền vào đào tạo trẻ, ngân sách lớn song hiệu quả không cao. 

    Các CLB Anh bị bắt buộc phải đầu tư vào đào tạo trẻ, nhưng áp lực thành công và sức cạnh tranh ở Premier Legue buộc các đội bóng xứ sương mù phải tìm cách đốt giai đoạn, tức mua ngôi sao đắt giá hay từ nước ngoài để mong có hiệu quả tức thì. Cầu thủ ngoại càng nhiều, cầu thủ Anh càng ít đất diễn, ĐT Anh càng gặp khó.

    Khác biệt về cầu thủ ngoại 

    Ở Bundesliga, tỷ lệ cầu thủ ngoại chỉ là 48%, trong khi ở Premier League là 68%. Trevor Brooking, chuyên gia phát triển bóng đá và đào tạo trẻ của LĐBĐ Anh, phân tích: “Cầu thủ ngoại đã làm hại bóng đá Anh, nhưng chỉ một phần. Phần còn lại là các cầu thủ Anh không tự tìm được cách thích nghi với hoàn cảnh, còn LĐBĐ Anh lúng túng vì công tác đào tạo trẻ không đem lại hiệu quả”. 


    Tâm Lê • 10:22 ngày 26/03/2016

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay