Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh

Mất văn hóa Alex Ferguson, M.U mất hết

19:35 ngày 09/05/2019
Có thể khẳng định rằng, thất bại của Man United ngày nay bắt nguồn từ ngày Sir Alex Ferguson quyết định 'rửa tay gác kiếm'. Vắng ông, thứ văn hóa bóng đá của ông xây dựng cho Man United phai nhạt dần, tỉ lệ thuận với sự sa sút của đội bóng.
    13 ngày sau thảm họa hàng không tại Munich, những CĐV bắt xe bus đến sân Old Trafford để theo dõi trận đấu ở vòng 5 FA Cup giữa Man United và Sheffield Wednesday. 

    Lúc này, HLV Matt Busby vẫn nằm trong một bệnh viện ở Đức để chiến đấu với tử thần. Những tinh hoa của đội bóng đã sang bên kia thế giới sau vụ tai nạn máy bay. CĐV Man United đứng đầy các góc phố dẫn đến Old Trafford, im lặng và chìm trong tang thương.

    Bìa của tờ chương trình trận đấu diễn ra vào buổi chiều tháng Hai năm 1958 đó viết: “United sẽ tiếp tục tiến lên”. Phòng thay đồ của đội bóng, 11 tủ đồ cá nhân bị để trống. Danh sách thi đấu có 11 cái tên vắng bóng. Thế nhưng khi trận đấu bắt đầu, những CĐV Man United đã tìm thấy giọng nói của mình. Một hành trình dài từ tro bụi Munich đã bắt đầu. 

    52 năm sau, năm 2010, thủ quân vĩ đại Eric Cantona sải bước trên mặt cỏ tại sân tập cũ của Cliff. Cầu thủ người Pháp đã giải nghệ hơn một thập kỷ trước đó, và được ca ngợi là một trong những đội trưởng giỏi nhất của United. Ông đang làm một bộ phim tài liệu về câu lạc bộ. 

    Một người bước về phía Eric, đó là Norman Williams – một CĐV đã có 90 năm hâm mộ Man United. Norman cười rạng rỡ khi chạm mặt Eric “Ta yêu cậu, Eric, thật vui khi còn được gặp cậu”. Hai người ôm ầm lấy nhau. Một ông già và một trung niên đang toan về già.

    Những cầu thủ thuộc thế hệ học trò của Sir Alex như Cantona có quan hệ mật thiết với CĐV
    Những cầu thủ thuộc thế hệ học trò của Sir Alex như Cantona có quan hệ mật thiết với CĐV
    Những cầu thủ thuộc thế hệ học trò của Sir Alex như Cantona có quan hệ mật thiết với CĐV
     
    Chúng ta có thể tự hỏi: Eric có biết Norman không? Tại sao họ lại ôm nhau như những người bạn cũ? Câu trả lời rất đơn giản. Khi Sir Alex vẫn còn là HLV, ông đã từng mời Norman cùng với Jim Kenway và Bill McGurr – 2 CĐV Man United trọn đời khác đến xem Eric Cantona và đồng đội tập luyện. 

    Những CĐV này có mặt ở sân tập mỗi thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần, ngồi yên ghế đặt dọc đường biên xem các cầu thủ tập luyện. Thỉnh thoảng, Sir Alex cho dừng tập, cùng các cầu thủ đến bên họ thăm hỏi, tán chuyện và cười đùa cùng nhau, cũng như kể về những kỷ niệm của Man United. 

    Với những cầu thủ trẻ, những điều trên có vẻ thật ngớ ngẩn. Tại sao các CĐV, những người chỉ đơn thuần là khách hàng đem đến doanh thu cho đội bóng, lại có thể đánh cắp thời gian quý giá của HLV và cầu thủ? Việc tiếp xúc với những con người đó đem lại điều gì ích lợi? 

    Câu trả lời là: Nhờ những điều nhỏ nhặt như thế mà Sir Alex xây dựng được văn hóa cho Man United, biến đây thành đội bóng thành công, có lượng CĐV to lớn và trung thành. Những CĐV trọn đời như Norman chính là di sản và nhân chứng lịch sử của đội bóng. 

    Trong hồi ký của mình, Sir Alex viết: “Tôi đã mời những CĐV đó đến xem chúng tôi tập vào mỗi thứ Hai và thứ Sáu bởi vì họ chính là linh hồn và trái tim của CLB. Tôi nói với các cầu thủ trẻ, các tân binh rằng các cậu không chỉ đại diện cho CLB bóng đá, các cậu phải thi đấu vì mọi người, vì các CĐV, vì màu áo, vì CLB và vì lịch sử của chúng ta”. 

    Bởi họ tuân theo thứ văn hóa của Alex Ferguson, vốn bắt nguồn vì CĐV và lịch sử CLB
    Bởi họ tuân theo thứ văn hóa của Alex Ferguson, vốn bắt nguồn vì CĐV và lịch sử CLB
    Bởi họ tuân theo thứ văn hóa của Alex Ferguson, vốn bắt nguồn vì CĐV và lịch sử CLB

    David Beckham cũng đã thừa nhận: “Khi thi đấu cho Man United, tôi cảm thấy một phần trong mình là lịch sử của CLB, có liên họa chặt chẽ đến thảm họa Munich”. Còn Phil Neville nói: “Khi ta bước đi trên mặt sân Cliff hay Old Trafford, ta sẽ bị ngợp trong một thứ còn lớn hơn chính bản thân mình”. 

    Sau khi Sir Alex giải nghệ, những lớp HLV mới, những lớp người mới đã đến. Nền tảng văn hóa của Sir Alex dần dần bị phai nhạt, tinh thần của đội bóng bị đổi màu, và cùng theo đó là sự suy thoái. Như một cái cây bị bứng khỏi mảnh đất thân quen, đem trồng ở nơi mới. Tàn lụi. 

    “Tinh thần đồng đội là vô cùng quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng bậc nhất. Khi bạn hiến dâng cuộc đời cho ai đó, bạn sẽ được nhận lại nhiều cuộc đời khác, từ những người anh em trong đội. Không ai ở đội bóng có thể chiến thắng nếu không có sự hỗ trợ của người khác”, Sir Alex nói về cốt lõi văn hóa Man United. 

    Triết lý này được Sir Alex áp dụng từ khâu chiêu mộ tân binh và truyền bá trong từng buổi tập. Ông biết làm thế nào để biến một tập thể nát rượu, đàng điếm thành một CLB thành công nhất nhì châu Âu trong kỷ nguyên hiện đại. Và sự thành công đó được duy trì trong một quãng thời gian dài. 

    Nó khác xa thế hệ cầu thủ bây giờ, giàu có, nôi tiếng nhưng thất bại
    Nó khác xa thế hệ cầu thủ bây giờ, giàu có, nôi tiếng nhưng thất bại
    Nó khác xa thế hệ cầu thủ bây giờ, giàu có, nôi tiếng nhưng thất bại

    Người học trò Gary Neville kể lại: “Tại sao tôi đã thi đấu như thế suốt sự nghiệp của mình? Bởi vì tôi đã được Sir Alex dạy điều đó khi còn là một đứa trẻ, và dạy suốt cuộc đời tôi. Hãy tiếp tục chiến đấu khi vẫn còn thời gian, không được buông bỏ hay nhụt chí. Cho đến lúc chết. Đấy là cách chúng tôi đánh bại Bayern Munich năm 1999”. 

    Kể từ khi Sir Alex nghỉ hưu, Man United chìm trong suy thoái. Họ chiêu mộ cầu thủ một cách hời hợt. Họ trả những khoản lương kếch sù. Họ khuếch trương công việc làm ăn, họ cần một giám đốc điều hành giỏi kiếm tiền hơn là giúp  đội bóng xây dựng lực lượng tốt, thi đấu tốt để nuôi dưỡng niềm kiêu hãnh cho các CĐV.

    Bây giờ, không ai có trọng trách ở Man United hiểu rõ được văn hóa Alex Ferguson. Dưới thời của ông, Man United là một bộ lạc chiến binh hùng hậu khiến mọi kẻ địch phải khiếp vía: Steve Bruce, Cantona, Beckham, anh em nhà Neville, Paul Scholes, Roy Keane.

    Còn bây giờ, những Paul Pogba đắt giá nhưng ích kỷ và vô lễ, những cầu thủ đến và đi chỉ vì tiền chứ không phải niềm tự hào được choàng tấm áo đỏ. Họ nhận lương ngất ngưởng, ứng xử như các ngôi sao nhưng không thể nhớ mặt hay tên của một CĐV. Thật đáng buồn. 

    Ông già 90 tuổi Norman William thổn thức: “Đội bóng, HLV, các cầu thủ đã làm nên ý nghĩa của cuộc đời tôi. Họ đã giúp chúng tôi đập nát được sự kiêu ngạo của lũ Liverpool về thành tích vô địch quốc gia trong thập niên 1908. Nhưng bây giờ, những con người ấy đã đâu rồi?”.
    Kỳ Lâm • 19:35 ngày 09/05/2019

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    • 22:08 ngày 09/05/2019

      Văn hóa đi đêm với FA, với trọng tài. Đúng là đời sơn ăn mặn đòi moy khát nước, đời gan đi tiểu, đời mou bị tiểu đường, còn đời tũn thì đi chạy thận do thân hư. :)

      • 22:34 ngày 09/05/2019

        NÓI ĐẶT ĐIỀU SAI TRÁI CHO SƯỚNG CÁI MỒM SẼ KHÔNG TỐT ĐÂU BẠN. HÃY CHỈ TRÍCH SAO CHO CHÚNG TÔI THẤY BẠN BIẾT CHỈ TRÍCH.

      • 08:57 ngày 10/05/2019

        Cái chuyện đi đêm với FA với trọng tài rồi lôi kéo mua chuộc 5-6 đội tầm trung rõ như ban ngày, fan mờ rùa còn nhớ một số tt được cộng đồng fan chế khoác áo rùa chứ, những everton, tottenham, West Ha, Wolves, Newcastle là điển hình đội bóng sân sau của rùa trước đó, ai để ý thấy hết.

    • 21:30 ngày 09/05/2019

      CĐV MU luôn cho rằng MU là vô đối, Ferguson là quá tài giỏi và luôn coi thường các CLB khác coi Chelsea, ManCity là những CLB mua thành tích bằng tiền của các ông chủ nhưng thực tế là họ đang dùng tiền để xây dựng đẳng cấp của mình... Còn MU thì quá ảo tưởng và vì tiền mà bán đi đẳng cấp của mình.

      • 22:34 ngày 09/05/2019

        Họ dùng tiền nhièu, rất nhiều nhưng méo mua được danh hiệu, cho thấy rùa chỉ là đội bóng ăn may, ăn xổi ăn nhờ FA với tt, đố rùa dám chơi sòng phẳng với MC, Chelsea, Liv... về mọi mặt.

    • 21:35 ngày 09/05/2019

      CỨ LOAY HOAY ĐI TÌM NHỮNG ĐIỀU PHÙ PHIẾM ĐÃ THUỘC VỀ QUÁ KHỨ CHÍNH LÀ SUY NGHĨ TIÊU CỰC NHẤT, CHỈ LÀM HẠI THÊM MU LÚC NÀY MÀ THÔI...

    • 20:24 ngày 09/05/2019

      Vẫn còn giải ICC để mu rùa cố vớt vác lại một năm đầy thú vị của mình. Mùa sau lại là mùa của chúng ta, chúng ta sẽ nhuộm đỏ trời âu, đỏ c2...và việc trước tiên là vô địch ICC cho các anh cả, anh hai,ba,bốn,năm thấy em sáu ta mạnh như thế nào. Mu rùa vô đối.

    • 21:00 ngày 09/05/2019

      Thời Ferguson thì được FA hỗ trợ tận răng nên chặt chém vô tư không lo về thẻ đỏ. Giờ đây không còn lão nên mới lộ rõ bản chất bạc nhược. Xem qua lối đá đẹp của Tot, Liverpool, Man City đi mà noi gương.

    • 08:09 ngày 10/05/2019

      Xin đừng mãi nhắc về Alex nữa.Nghe nhàm và nhảm nhí lắm. Nó là niềm tự hào chứ không phải Kim chỉ nam cho mọi quyết sách nha. Hãy tìm hướng mới theo thời cuộc MU rùa ơi.

      • 09:28 ngày 10/05/2019

        Câm miệng đi thứ thảm hại, Sir Alex không phải là người mà mày có thể tùy ý bình luận để phô bày sự thất học lẫn ngu xuẩn của bản thân.

      • 16:48 ngày 10/05/2019

        Ferguson cũng chỉ là một thằng hlv bóng đá chứ có phải thánh gì đâu nè

    • 06:42 ngày 10/05/2019

      Nhìn 5 đội bóng xếp trên: MC có thể vô địch PL. Liv, Tot đá chung kết CL, Chelsea, Aresenal đá chung kết EL. MU ! Thấy có chạnh lòng không ?

      • 13:12 ngày 10/05/2019

        Rùa nó biết thâb biết phận là hạng em út rồi, giờ đố dám to còi.

    • 01:12 ngày 10/05/2019

      Ko nghĩ rằng Bongdaplus có 1 đám fan trẩu và vô văn hoá đến như vậy

      • 08:38 ngày 10/05/2019

        Đau nhỉ. Nỗi đau này còn kéo dài 3-40 năm phía trước. MU của bạn giờ ngập trong chất thải. Mọi người đơn giản là đã vứt rác đúng nơi, có gì mà không nghĩ tới :)) Bạn hãy khóc to lên nào hỡi mnsd.

      • 13:16 ngày 10/05/2019

        Rùa nsđ sao mà hiểu nổi, đã gọi là mnsđ thì nhiều mặt hạn chế, rất nhiều vấn đề mà rùa giờ phải nhận lấy, anh mày chỉ nói một phần nhỏ thôi nhé, đều là do ăn ở cả đấy nó có từ thời lão mũi đỏ rồi kia

    • 23:29 ngày 09/05/2019

      văn hóa ferguson và mu là văn hóa mafia mua chuộc truyền thông bản địa những nơi vùng trũng bóng đá lừa gạt những cậu bé mới lớn và những người thiếu hiểu biết pr hình ảnh clb để làm giàu thông qua bán đồ mang logo mu

    • 09:14 ngày 10/05/2019

      GĐ ĐH Mu ví MU như : Công viên Disneyland,.. Chẳng qua cũng chỉ là gánh xiếc thôi?

    • 18:06 ngày 10/05/2019

      Toàn một lũ vô văn hóa, lần đầu và cung là lần cuối gửi tin, lần đầu cũg là lần cuối đọc báo này. Mong sao con càg trẻ càng ko đọc báo này nữa, toàn loại mất dạy.

    • 22:42 ngày 09/05/2019

      có vẹo chi đâu.văn hóa thời bao cấp nó khác.sao phải ăn mày dĩ vãng cả đời cả kiếp

    • 23:07 ngày 09/05/2019

      Ko thích mu nhưng thật sự họ suy yếu làm epl mất hay , tôi thích bóng đá đỉnh cao khi 6 đội phải ngang ngửa nhau mới hấp dẫn . Khi đối thủ giỏi mới biết ta giỏi mức nào , nhưng để phục hưng mu phải cần vài năm chứ ko phải 1 sáng 1 chiều được .

    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Nguyễn Hà Thanh Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay