Hãy nghĩ về cái cách mà Van Gaal cập bến M.U một cách vội vàng và rồi được kỳ vọng sẽ đưa đội bóng này trở lại đỉnh cao trong thời gian ngắn nhất, mới thấy được rằng chiến lược gia người Hà Lan này đã phải chịu đựng nhiều điều tới như thế nào. Bản lĩnh và tài năng của Van Gaal đã được chứng tỏ một cách không thể thuyết phục hơn, sau khi ông giúp “Quỷ đỏ” tìm lại thói quen chiến thắng và sự tôn trọng từ các đội bóng lớn.
Những thất bại muối mặt trước MK Dons và Leicester City hồi đầu mùa đã chìm vào quá khứ, và giờ là lúc những kẻ từng chỉ trích Van Gaal phải ngậm miệng. Khó khăn liên tiếp đến với Van Gaal khi ông phải có trách nhiệm lôi một đội bóng xếp thứ 7 mùa trước trở lại top 4, nhất là khi đó là tập thể sở hữu một hàng thủ vô cùng hớ hênh. Chưa hết, 2 bản hợp đồng đắt giá nhất vào mùa Hè của M.U: Angel di Maria và Radamel Falcao cho đến thời điểm này vẫn chưa thể là chính mình.
Di Maria và Falcao gây ra rất nhiều thất vọng
Giờ thì M.U đã ở trong top 4 (vị trí thứ 3), và thậm chí cơ hội lên ngôi của họ vẫn còn. Chiến thắng trong trận derby Manchester vào tuần trước là lời khẳng định đanh thép của Van Gaal về ngày trở lại của M.U. Những vị trí tồi nhất của “Quỷ đỏ” mùa trước: Marouane Fellaini, Juan Mata, Ashley Young hay Chris Smalling, nay đã trở thành trụ cột của đội bóng, với phong độ đang lên cực cao. Nói không ngoa, Van Gaal đã cải thiện từng cầu thủ, để rồi tạo nên một tập thể có sự cân bằng đáng nể.
Những công thần của đội bóng như Michael Carrick và Wayne Rooney cũng được Van Gaal đối xử một cách đặc biệt. Ông tiếp tục trọng dụng Carrick dù đã mang về một tiền vệ phòng ngự là Daley Blind vào mùa Hè. Trong khi đó, quyết định trao băng đội trưởng cho Rooney chứ không phải là “trò cưng” Robin van Persie cũng thể hiện tầm nhìn xa đáng ngưỡng mộ của Van Gaal. Đi lên từ bùn lầy khó khăn hồi đầu mùa để rồi thăng hoa vào cuối mùa, nỗ lực đó là điều không một HLV nào tại Premier League mùa này từng trải nghiệm, trừ Van Gaal.
Những thất bại muối mặt trước MK Dons và Leicester City hồi đầu mùa đã chìm vào quá khứ, và giờ là lúc những kẻ từng chỉ trích Van Gaal phải ngậm miệng. Khó khăn liên tiếp đến với Van Gaal khi ông phải có trách nhiệm lôi một đội bóng xếp thứ 7 mùa trước trở lại top 4, nhất là khi đó là tập thể sở hữu một hàng thủ vô cùng hớ hênh. Chưa hết, 2 bản hợp đồng đắt giá nhất vào mùa Hè của M.U: Angel di Maria và Radamel Falcao cho đến thời điểm này vẫn chưa thể là chính mình.
Di Maria và Falcao gây ra rất nhiều thất vọng
Giờ thì M.U đã ở trong top 4 (vị trí thứ 3), và thậm chí cơ hội lên ngôi của họ vẫn còn. Chiến thắng trong trận derby Manchester vào tuần trước là lời khẳng định đanh thép của Van Gaal về ngày trở lại của M.U. Những vị trí tồi nhất của “Quỷ đỏ” mùa trước: Marouane Fellaini, Juan Mata, Ashley Young hay Chris Smalling, nay đã trở thành trụ cột của đội bóng, với phong độ đang lên cực cao. Nói không ngoa, Van Gaal đã cải thiện từng cầu thủ, để rồi tạo nên một tập thể có sự cân bằng đáng nể.
Những công thần của đội bóng như Michael Carrick và Wayne Rooney cũng được Van Gaal đối xử một cách đặc biệt. Ông tiếp tục trọng dụng Carrick dù đã mang về một tiền vệ phòng ngự là Daley Blind vào mùa Hè. Trong khi đó, quyết định trao băng đội trưởng cho Rooney chứ không phải là “trò cưng” Robin van Persie cũng thể hiện tầm nhìn xa đáng ngưỡng mộ của Van Gaal. Đi lên từ bùn lầy khó khăn hồi đầu mùa để rồi thăng hoa vào cuối mùa, nỗ lực đó là điều không một HLV nào tại Premier League mùa này từng trải nghiệm, trừ Van Gaal.
Van Gaal đã thay đổi M.U như thế nào Đưa Rooney lên chơi tiền đạo M.U đã được hưởng lợi rất nhiều từ quyết định trao trả Rooney về vị trí tiền đạo, thay vì “nhốt” cầu thủ này ở hàng tiền vệ. Nên biết, trong 15 trận đá tiền vệ, Rooney chỉ có tỉ lệ trung bình 1,7 bàn/trận và giành chiến thắng 53,3% số trận. Trong khi đó, ở 13 trận chơi tiền đạo, R10 ghi trung bình 2,1 bàn/trận và thắng 69,2% số trận. Động cơ nơi tuyến giữa Carrick và Ander Herrera là những nhân tố tuy thầm lặng nhưng lại đóng góp rất lớn vào thành tích của M.U. Nên biết, “Quỷ đỏ” đã thắng lần lượt 72,2% và 70% số trận có mặt Carrick và Herrera. Trong khi đó, 42,9% và 41,7% là tỉ lệ chiến thắng của M.U trong các trận đấu không có Carrick và Herrera. Carrick và Herrera là những nhân tố sống còn của M.U Thay đổi sơ đồ Kể từ khi Van Gaal không dùng sơ đồ 3 hậu vệ (dùng sơ đồ 4 hậu vệ), tỉ lệ chiến thắng của M.U đã tăng lên một cách đáng kể. “Quỷ đỏ” từng có 2 sơ đồ 3 hậu vệ: 3-4-1-2 (6 trận) và 3-1-4-2 (6 trận), nhưng tỉ lệ chiến thắng của họ chỉ lần lượt là 50% và 33,3%. Trong khi đó, với sơ đồ 4 hậu vệ: 4-2-3-1 (2 trận), 4-3-3 (1 trận), 4-1-2-1-2 (9 trận) và 4-1-4-1 (8 trận), M.U đã sở hữu tỉ lệ thắng đáng ngạc nhiên, lần lượt là 100%, 100%, 66,7% và 62,5%. Năm mới, phong độ mới Kể từ đầu năm 2015, M.U đã “lột xác” khi giành được 29 điểm, chỉ kém Arsenal (đội có phong độ tốt nhất từ đầu năm nay) vẻn vẹn 4 điểm. Xếp sau M.U trong BXH chỉ tính trong năm 2015 là Chelsea (27 điểm), Crystal Palace (26 điểm) và Liverpool (26 điểm). |