Dù sao đi nữa, Savage cho rằng giữ hay bỏ Van Persie đều sẽ là quyết định khó khăn. Một mặt, Van Persie chắc chắn vẫn còn “được việc” khi hết hợp đồng ở tuổi 33. Nhưng mặt khác, anh chỉ có giá trị dự phòng và điều đó sẽ làm M.U “tốn chỗ”. Dùng Van Persie như một kế hoạch B chưa chắc đã là phương án hay. Không như Victor Valdes hoặc Carrick, Van Persie sẽ chịu gánh nặng tuổi tác bởi anh đá vai tiền đạo.
Van Persie
Savage cũng “bỏ” Javier Hernandez dù tiền đạo này mới 26 tuổi. Mùa này, Hernandez đã bị đẩy sang Real theo dạng cho mượn, nhưng anh thi đấu không nhiều. Những cầu thủ khác mà Savage sẽ không ký tiếp hợp đồng nếu ông dẫn dắt M.U là Nick Powell, Jonny Evans, Chris Smalling, Phil Jones, Anders Lindegaard và Tom Cleverley. Xem ra, Savage đánh giá không cao các hậu vệ M.U. Savage cũng “bỏ” Darren Fletcher và Anderson, các cầu thủ trên thực tế đã quyết định ra đi. Nghĩa là với hai trường hợp này thì Savage và HLV Van Gaal có cùng quan điểm.
David De Gea
Savage sẽ “giữ lại” Tyler Blackett, Paddy McNair, Radamel Falcao, David De Gea, Valdes, Rafael và Ashley Young. Nhưng ông dự đoán hai điều. Một là De Gea có thể ra đi, bởi chuyện đi hay ở của anh không phụ thuộc vào ý muốn của M.U (hãy giữ De Gea, nếu có thể). Hai là, Falcao luôn cần thiết, nhưng chắc M.U sẽ không mua hẳn sau khi hết hạn mượn tạm. So với giá mượn tạm 6 triệu bảng/mùa thì giá mua hẳn 43,5 triệu bảng là quá cao, chưa kể Falcao không đáp ứng được sự kỳ vọng dưới màu áo M.U mùa này. Với Rafael, Savage cho rằng M.U nên giữ, dù đội vẫn cần mua thêm một hậu vệ phải. Điều này chắc hẳn có liên quan đến tình trạng M.U hiện có quá nhiều cầu thủ thuận chân trái.
Cầu thủ thuộc diện “nên giữ lại” thì toàn là gương mặt trẻ, thích hợp với ghế dự bị, phong độ thất thường, hoặc chưa chắc M.U giữ nổi. Ngược lại, không ít cầu thủ nổi tiếng bị Savage cho rằng nên “bỏ”. Hệ quả: cũng dự đoán luôn: M.U sẽ tốn bộn bạc để cải thiện lực lượng trong cửa sổ chuyển nhượng sắp tới.
Xem hợp đồng, biết quyền lực Quyền lực đang thuộc về cầu thủ trong cuộc hay CLB chủ quản? Tất nhiên còn tùy trường hợp cụ thể. Nhưng trong đa số trường hợp, giới quan sát chỉ cần nhìn vào hợp đồng là đủ biết bên nào đang “nắm đằng chuôi”. Luật chuyển nhượng cho phép các cầu thủ đang còn thời hạn hợp đồng từ 6 tháng trở xuống tự do đàm phán với CLB mới. Điều này có nghĩa, nếu hợp đồng chỉ còn 6 tháng mà chưa thấy đội bóng đề nghị gia hạn thì đủ biết thân phận của cầu thủ trong cuộc. “Muốn đi đâu thì đi”. Darren Fletcher chọn West Brom (ảnh) trong khi Anderson chọn Internacional vì tín hiệu dành cho họ ở Old Trafford chỉ là đèn đỏ. Với các hợp đồng còn thời hạn 12-18 tháng, việc gia hạn sẽ được đàm phán rất căng. Bởi lẽ, cầu thủ còn phong độ đỉnh cao thì đội bóng mới đề nghị gia hạn. Nếu không gia hạn thì các cầu thủ ấy sẽ tự do ra đi chỉ trong nay mai và đội bóng mới sẽ không tốn phí chuyển nhượng cho họ. Mức lương cho các cầu thủ còn phong độ tốt và tự do chuyển nhượng khi nào cũng cao là vì vậy. Nói cách khác, quyền lực thuộc về cầu thủ trong trường hợp này. Đội bóng không dễ gia hạn hợp đồng, nhưng muốn bán (để “gỡ” chút phí chuyển nhượng thay vì chờ anh ta tự do ra đi) cũng khó, vì cầu thủ phải đồng ý ra đi thì đội bóng mới bán được. Với các hợp đồng vẫn còn thời hạn 2 năm trở lên thì quyền lực thuộc về CLB. Chỉ cần HLV trưởng tuyên bố “miễn bàn” là các tin đồn chuyển nhượng coi như chấm dứt, bởi cầu thủ thậm chí không được liên hệ với đội bóng khác, chứ chưa nói đến khả năng chuyển nhượng. Trừ phi có CLB chấp nhận bỏ tiền mua đứt hợp đồng. Từng có không ít trường hợp ngôi sao làm căng, đòi tăng lương hoặc chuyển nhượng, dù hợp đồng vẫn còn thời hạn 2 năm trở lên. Với những cầu thủ như thế, ghế dự bị hoặc đội hình hai sẽ là nơi đày ải đích đáng. Không được ra sân trong đội hình chính thì ai biết bạn còn phong độ thế nào, mà đòi chuyển nhượng! |