Đó thực sự là một nỗi hổ thẹn, khi một trong những nền bóng đá phát triển nhất của “Lục địa già” tiếp tục cho thấy sự thụt lùi và thiếu nhạy cảm với những thay đổi. Tất cả các đội bóng Anh tham dự các cúp châu Âu mùa này đều đã phải dừng bước ở vòng 1/8, theo những cách mà nếu chịu thay đổi, họ đã có thể làm tốt hơn. Vấn đề cốt yếu ở đây là họ chẳng học được gì từ những thất bại!
Hãy đi sâu hơn một chút để nhìn ra sự thật phũ phàng. Trong 2 trận lượt đi và về với Barca, Man City không có bất kỳ cầu thủ nào chạm bóng nhiều hơn 74 lần trong cả trận. David Silva, Samir Nasri, Yaya Toure, họ đã ở đâu? Câu trả lời là: Chẳng ở đâu cả. Có mặt trên sân đấy, nhưng chẳng ở đâu cả. Nên biết rằng, Lionel Messi đã có tổng cộng 223 lần chạm bóng sau 2 trận đấu tại Etihad (107 lần) và Nou Camp (116 lần). Nếu M10 và các đồng đội nắn nót hơn trong những pha dứt điểm, có lẽ Man xanh sẽ phải rời giải mới một thất bại thảm hại hơn rất nhiều lần.
Cựu HLV Tottenham, Martin Jol từng thúc giục các học trò “phải làm chủ quả bóng” khi ông còn đương nhiệm tại sân White Hart Lane. Thời gian qua đi, nhưng dường như các CLB Anh vẫn đang quá “sợ” cầm bóng hoặc không thể “làm chủ” nó.
Giữ bóng tốt như Arsenal cũng vẫn là chưa đủ
Hãy nhìn những đội bóng lọt vào tứ kết Champions League mùa này. Không thể không công nhận rằng họ xứng đáng, đặc biệt là khi nhìn vào những thông số về chuyền bóng. Barca và Bayern đang là những đội có tỉ lệ chuyền bóng chính xác nhất châu Âu hiện tại: 89,2%, tiếp đó là Real (88,3%), PSG (88,1%) và Ajax (87,5%). Phong cách bóng đá đương đại luôn đề cao việc giữ bóng thật tốt, trước khi tung ra những đường chuyền chết chóc để hạ gục đối thủ.
Lí do khiến ĐT Anh bị loại ngay từ vòng bảng tại VCK World Cup 2014? Là bởi họ không thể giữ bóng trước những Italia, Uruguay hay Costa Rica. Điều này rất giống với các CLB Anh, điểm mấu chốt là người Anh không thể hòa hợp được những đòi hỏi về lối chơi tại Premier League với những yêu cầu về chiến thuật khi đối đầu với những đội bóng lớn tại châu Âu, vốn được trui rèn trên một nền tảng và nhận thức rất rõ ràng về lối chơi và phong cách.
Cũng phải nói thêm rằng, những chức vô địch Champions League của Inter Milan vào năm 2010 dưới sự dẫn dắt của Jose Mourinho và Chelsea vào năm 2012 dưới bàn tay của Roberto Di Matteo chỉ là ngoại lệ. Bởi rất hiếm có một đội bóng chơi phòng ngự phản công có thể lên ngôi trong một giai đoạn mà phong cách kiểm soát bóng đang nở rộ. 2 thất bại của M.U trước Barca vào các năm 2009 và 2011 là lời cảnh tỉnh cho bóng đá Anh, nhưng thực sự là người Anh đã quên (hay cố tình quên?) điều đó.
ĐT Anh cũng bị ảnh hưởng lối đá ít giữ bóng
Theo tiết lộ của cầu thủ từng 3 lần giành Champions League cùng Barca, Andres Iniesta, triết lí chơi bóng của đội bóng xứ Catalan rất đơn giản: “Khi có bóng thì phải giữ bằng được, và khi mất bóng thì phải làm mọi thứ để giành lại nhanh nhất”. Không có định nghĩa về từ “chậm” trong lối chơi của Barca. Họ chỉ có 2 mức tốc độ: nhanh và rất nhanh. Điều này sẽ khiến các đối thủ mắc sai lầm liên tục nếu không có được sự tập trung.
Arsenal (57,1%) là đội bóng Anh duy nhất có tên trong top 5 CLB có thời lượng kiểm soát bóng tốt nhất tại châu Âu hiện tại, bên cạnh những Bayern (67%), Barca (64%), Porto (60,9%) và Juventus (59,6%). Nói thế để thấy, dù có giữ bóng được nhiều như Arsenal đi chăng nữa, thì cơ hội tiến sâu cho các đội bóng Anh là không nhiều, bởi điều đó chưa là gì so với những đội bóng lấy việc kiểm soát bóng làm tôn chỉ.
Premier League vẫn có được những nét hấp dẫn riêng, nhưng bóng đá Anh cần một sự thay đổi về lối chơi để thực sự tìm lại mình ở biển lớn, chứ không phải là mãi “khua môi múa mép” ở ao nhà.
Hãy đi sâu hơn một chút để nhìn ra sự thật phũ phàng. Trong 2 trận lượt đi và về với Barca, Man City không có bất kỳ cầu thủ nào chạm bóng nhiều hơn 74 lần trong cả trận. David Silva, Samir Nasri, Yaya Toure, họ đã ở đâu? Câu trả lời là: Chẳng ở đâu cả. Có mặt trên sân đấy, nhưng chẳng ở đâu cả. Nên biết rằng, Lionel Messi đã có tổng cộng 223 lần chạm bóng sau 2 trận đấu tại Etihad (107 lần) và Nou Camp (116 lần). Nếu M10 và các đồng đội nắn nót hơn trong những pha dứt điểm, có lẽ Man xanh sẽ phải rời giải mới một thất bại thảm hại hơn rất nhiều lần.
Cựu HLV Tottenham, Martin Jol từng thúc giục các học trò “phải làm chủ quả bóng” khi ông còn đương nhiệm tại sân White Hart Lane. Thời gian qua đi, nhưng dường như các CLB Anh vẫn đang quá “sợ” cầm bóng hoặc không thể “làm chủ” nó.
Giữ bóng tốt như Arsenal cũng vẫn là chưa đủ
Hãy nhìn những đội bóng lọt vào tứ kết Champions League mùa này. Không thể không công nhận rằng họ xứng đáng, đặc biệt là khi nhìn vào những thông số về chuyền bóng. Barca và Bayern đang là những đội có tỉ lệ chuyền bóng chính xác nhất châu Âu hiện tại: 89,2%, tiếp đó là Real (88,3%), PSG (88,1%) và Ajax (87,5%). Phong cách bóng đá đương đại luôn đề cao việc giữ bóng thật tốt, trước khi tung ra những đường chuyền chết chóc để hạ gục đối thủ.
Lí do khiến ĐT Anh bị loại ngay từ vòng bảng tại VCK World Cup 2014? Là bởi họ không thể giữ bóng trước những Italia, Uruguay hay Costa Rica. Điều này rất giống với các CLB Anh, điểm mấu chốt là người Anh không thể hòa hợp được những đòi hỏi về lối chơi tại Premier League với những yêu cầu về chiến thuật khi đối đầu với những đội bóng lớn tại châu Âu, vốn được trui rèn trên một nền tảng và nhận thức rất rõ ràng về lối chơi và phong cách.
Cũng phải nói thêm rằng, những chức vô địch Champions League của Inter Milan vào năm 2010 dưới sự dẫn dắt của Jose Mourinho và Chelsea vào năm 2012 dưới bàn tay của Roberto Di Matteo chỉ là ngoại lệ. Bởi rất hiếm có một đội bóng chơi phòng ngự phản công có thể lên ngôi trong một giai đoạn mà phong cách kiểm soát bóng đang nở rộ. 2 thất bại của M.U trước Barca vào các năm 2009 và 2011 là lời cảnh tỉnh cho bóng đá Anh, nhưng thực sự là người Anh đã quên (hay cố tình quên?) điều đó.
ĐT Anh cũng bị ảnh hưởng lối đá ít giữ bóng
Theo tiết lộ của cầu thủ từng 3 lần giành Champions League cùng Barca, Andres Iniesta, triết lí chơi bóng của đội bóng xứ Catalan rất đơn giản: “Khi có bóng thì phải giữ bằng được, và khi mất bóng thì phải làm mọi thứ để giành lại nhanh nhất”. Không có định nghĩa về từ “chậm” trong lối chơi của Barca. Họ chỉ có 2 mức tốc độ: nhanh và rất nhanh. Điều này sẽ khiến các đối thủ mắc sai lầm liên tục nếu không có được sự tập trung.
Arsenal (57,1%) là đội bóng Anh duy nhất có tên trong top 5 CLB có thời lượng kiểm soát bóng tốt nhất tại châu Âu hiện tại, bên cạnh những Bayern (67%), Barca (64%), Porto (60,9%) và Juventus (59,6%). Nói thế để thấy, dù có giữ bóng được nhiều như Arsenal đi chăng nữa, thì cơ hội tiến sâu cho các đội bóng Anh là không nhiều, bởi điều đó chưa là gì so với những đội bóng lấy việc kiểm soát bóng làm tôn chỉ.
Premier League vẫn có được những nét hấp dẫn riêng, nhưng bóng đá Anh cần một sự thay đổi về lối chơi để thực sự tìm lại mình ở biển lớn, chứ không phải là mãi “khua môi múa mép” ở ao nhà.