Nói không ngoa, đây sẽ là mùa chuyển nhượng quan trọng bậc nhất tại M.U trong vài năm trở lại đây. Đội chủ sân Old Trafford đã trở lại Champions League (dù chỉ là từ vòng play-off) sau rất nhiều nỗ lực ở mùa giải năm nay, Van Gaal sau màn “khởi động” ở mùa đầu tiên giờ sẽ phải bắt đầu chiến dịch của riêng mình một cách thực sự nghiêm túc.
Nếu mọi chuyện suôn sẻ, “Quỷ đỏ” sẽ có một lịch thi đấu không hề dễ chịu vào mùa tới, và để cạnh tranh một cách sòng phẳng với các ứng viên vô địch ở các giải đấu cả nội và ngoại địa, họ cần một cú hích về chất lượng nhân sự. Vấn đề ở đây không phải là sắm những ngôi sao thượng thặng như Real Madrid, mà là đưa về những người phù hợp với phong cách của Van Gaal. Với một cá tính dị thường, “Tulip thép” cũng sẽ cần những con người dị thường để biến mọi thứ trên lý thuyết thành sự thật.
M.U đã có một màn “thay máu” vào mùa Hè năm ngoái khi đem về tới 6 cái tên: Ander Herrera, Luke Shaw, Angel di Maria, Radamel Falcao, Daley Blind và Marcos Rojo. Những gì họ đã thể hiện ở mùa giải trước đó, và tại VCK World Cup 2014, là không có gì phải bàn cãi, nhưng khi cập bến Old Trafford, mọi chuyện lại không thực sự như mong đợi. Trong số này, chỉ có Herrera và Blind là phần nào thể hiện được mình, còn Shaw và Rojo bị ảnh hưởng tương đối nhiều bởi chấn thương, trong khi Di Maria và Falcao gây thất vọng tràn trề, dù được kỳ vọng nhất.
Chấn thương khiến Shaw (phải) không thể đóng góp nhiều cho M.U
Như vậy cả 3 bản hợp đồng Nam Mỹ của M.U vào mùa Hè năm ngoái đều không xứng đáng với số tiền bỏ ra, một phần vì họ không phù hợp với phong cách chiến thuật của Van Gaal. Nhìn thì có vẻ sẽ chơi tốt, nhưng thực tế trên sân lại bộc lộ quá nhiều vấn đề. Rojo sở trường đá hậu vệ biên, nhưng anh gần như liên tục được dùng ở vị trí trung vệ lệch trái. Di Maria bùng nổ ở Real mùa vừa rồi ở vị trí tiền vệ trung tâm lệch trái trong sơ đồ 4-3-3, nhưng sang M.U lại liên tục bị đẩy ra đá bám biên, hoặc ép lên chơi... tiền đạo. Còn Falcao tỏ ra thui chột vì không được đặt làm trung tâm của lối chơi.
Không nói đến việc Van Gaal có vẻ có “định kiến” với cầu thủ Nam Mỹ, phong cách chiến thuật của ông dường như không dành cho những cầu thủ đến từ khu vực này. Thứ bóng đá tấn công tổng lực của Van Gaal mang đậm chất châu Âu. Nó không cần sự màu mè và ngẫu hứng của người Nam Mỹ, mà chỉ cần tốc độ và sự chính xác. Antonio Valencia có thể trụ lại bởi anh sở hữu lối chơi “công nhân” và cực kỳ bám chiến thuật. Còn Rafael, có lẽ ai cũng hiểu tại sao cầu thủ này lại biến mất một cách nhanh chóng đến vậy.
Thế nên, liệu chăng M.U không nên mua “hàng” Nam Mỹ nữa, và tập trung hơn vào các đối tượng tại châu Âu? Lịch sử chứng minh M.U rất ít khi thành công với các bản hợp đồng Nam Mỹ, mà Juan Sebastian Veron, Diego Forlan, Kleberson hay Anderson là những ví dụ điển hình. Sir Alex đã thay thế vai trò của Roy Keane ở M.U bằng một quyết định vô cùng đúng đắn mang tên Michael Carrick. Rio Ferdinand cũng được mang về để thế chỗ Jaap Stam, hay Wayne Rooney vẫn ở đó dù M.U đã trải qua rất nhiều thế hệ tiền đạo. Những cầu thủ thuộc Vương quốc Anh từng làm nên lịch sử cho M.U, vậy tại sao lại không dùng họ cho một kỷ nguyên mới?
M.U cần nhiều hơn những cầu thủ như Carrick
Bên cạnh đó, với việc sẽ có thêm Memphis Depay ở mùa tới, các CĐV M.U hoàn toàn có thể trông đợi một “xương sống Hà Lan” tại Old Trafford trong những năm nắm quyền tiếp theo của Van Gaal, khi hiện giờ họ đã có Blind và Robin van Persie, chưa kể đang tăm tia Kevin Strootman. Thêm nữa, thị trường Premier League cũng không thiếu những cầu thủ phù hợp với lối chơi của M.U. Điểm lợi của việc này là họ sẽ không mất thời gian để hòa nhập với môi trường giải đấu, mà có chăng chỉ là môi trường đội bóng.
Chốt lại, nếu muốn tìm lại bản sắc thời hoàng kim và đưa về thêm những chiếc cúp cho phòng truyền thống, M.U cần phải thay đổi cách chuyển nhượng. Hãy hạn chế Nam Mỹ, ưu tiên Vương quốc Anh, và tạo nên một bộ khung ngoại quốc cùng quốc tịch.
Nếu mọi chuyện suôn sẻ, “Quỷ đỏ” sẽ có một lịch thi đấu không hề dễ chịu vào mùa tới, và để cạnh tranh một cách sòng phẳng với các ứng viên vô địch ở các giải đấu cả nội và ngoại địa, họ cần một cú hích về chất lượng nhân sự. Vấn đề ở đây không phải là sắm những ngôi sao thượng thặng như Real Madrid, mà là đưa về những người phù hợp với phong cách của Van Gaal. Với một cá tính dị thường, “Tulip thép” cũng sẽ cần những con người dị thường để biến mọi thứ trên lý thuyết thành sự thật.
M.U đã có một màn “thay máu” vào mùa Hè năm ngoái khi đem về tới 6 cái tên: Ander Herrera, Luke Shaw, Angel di Maria, Radamel Falcao, Daley Blind và Marcos Rojo. Những gì họ đã thể hiện ở mùa giải trước đó, và tại VCK World Cup 2014, là không có gì phải bàn cãi, nhưng khi cập bến Old Trafford, mọi chuyện lại không thực sự như mong đợi. Trong số này, chỉ có Herrera và Blind là phần nào thể hiện được mình, còn Shaw và Rojo bị ảnh hưởng tương đối nhiều bởi chấn thương, trong khi Di Maria và Falcao gây thất vọng tràn trề, dù được kỳ vọng nhất.
Chấn thương khiến Shaw (phải) không thể đóng góp nhiều cho M.U
Như vậy cả 3 bản hợp đồng Nam Mỹ của M.U vào mùa Hè năm ngoái đều không xứng đáng với số tiền bỏ ra, một phần vì họ không phù hợp với phong cách chiến thuật của Van Gaal. Nhìn thì có vẻ sẽ chơi tốt, nhưng thực tế trên sân lại bộc lộ quá nhiều vấn đề. Rojo sở trường đá hậu vệ biên, nhưng anh gần như liên tục được dùng ở vị trí trung vệ lệch trái. Di Maria bùng nổ ở Real mùa vừa rồi ở vị trí tiền vệ trung tâm lệch trái trong sơ đồ 4-3-3, nhưng sang M.U lại liên tục bị đẩy ra đá bám biên, hoặc ép lên chơi... tiền đạo. Còn Falcao tỏ ra thui chột vì không được đặt làm trung tâm của lối chơi.
Không nói đến việc Van Gaal có vẻ có “định kiến” với cầu thủ Nam Mỹ, phong cách chiến thuật của ông dường như không dành cho những cầu thủ đến từ khu vực này. Thứ bóng đá tấn công tổng lực của Van Gaal mang đậm chất châu Âu. Nó không cần sự màu mè và ngẫu hứng của người Nam Mỹ, mà chỉ cần tốc độ và sự chính xác. Antonio Valencia có thể trụ lại bởi anh sở hữu lối chơi “công nhân” và cực kỳ bám chiến thuật. Còn Rafael, có lẽ ai cũng hiểu tại sao cầu thủ này lại biến mất một cách nhanh chóng đến vậy.
Thế nên, liệu chăng M.U không nên mua “hàng” Nam Mỹ nữa, và tập trung hơn vào các đối tượng tại châu Âu? Lịch sử chứng minh M.U rất ít khi thành công với các bản hợp đồng Nam Mỹ, mà Juan Sebastian Veron, Diego Forlan, Kleberson hay Anderson là những ví dụ điển hình. Sir Alex đã thay thế vai trò của Roy Keane ở M.U bằng một quyết định vô cùng đúng đắn mang tên Michael Carrick. Rio Ferdinand cũng được mang về để thế chỗ Jaap Stam, hay Wayne Rooney vẫn ở đó dù M.U đã trải qua rất nhiều thế hệ tiền đạo. Những cầu thủ thuộc Vương quốc Anh từng làm nên lịch sử cho M.U, vậy tại sao lại không dùng họ cho một kỷ nguyên mới?
M.U cần nhiều hơn những cầu thủ như Carrick
Bên cạnh đó, với việc sẽ có thêm Memphis Depay ở mùa tới, các CĐV M.U hoàn toàn có thể trông đợi một “xương sống Hà Lan” tại Old Trafford trong những năm nắm quyền tiếp theo của Van Gaal, khi hiện giờ họ đã có Blind và Robin van Persie, chưa kể đang tăm tia Kevin Strootman. Thêm nữa, thị trường Premier League cũng không thiếu những cầu thủ phù hợp với lối chơi của M.U. Điểm lợi của việc này là họ sẽ không mất thời gian để hòa nhập với môi trường giải đấu, mà có chăng chỉ là môi trường đội bóng.
Chốt lại, nếu muốn tìm lại bản sắc thời hoàng kim và đưa về thêm những chiếc cúp cho phòng truyền thống, M.U cần phải thay đổi cách chuyển nhượng. Hãy hạn chế Nam Mỹ, ưu tiên Vương quốc Anh, và tạo nên một bộ khung ngoại quốc cùng quốc tịch.