Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh
Cafe tối: Giáo viên, cầu thủ & đạo đức nghề nghiệp
19:52 ngày 24/02/2014
Ở nước mình, lại xôn xao chuyện đạo đức nghề nghiệp; và ở đâu đó tại nước Anh, lại xôn xao chuyện đạo đức nghề nghiệp của cầu thủ. Những kỳ vọng về đạo đức ấy có cơ sở hay không?
    Trong khi xã hội bất bình lên án việc một giáo viên đánh học sinh thì trên các mặt báo và từ những người trong cuộc, lại có luồng một quan điểm khác: giáo viên cũng chỉ là một nghề bình thường như bao nghề khác. 

    Họ cũng là con người, và khi mà đạo đức xã hội xuống cấp, nhiều ngành nghề khác phát sinh tiêu cực thì nghề giáo xuống cấp đạo đức cũng là... bình thường. Nhưng họ lại bị lên án mạnh mẽ hơn nếu có vấn đề, mạnh mẽ hơn bất kỳ một nghề nào khác, bởi một sự kỳ vọng đạo đức cao hơn bình thường.

    Bạn có thể dễ dàng tìm được trên mạng một chia sẻ của chính người giáo viên, xin xã hội hãy đối xử với anh ta như một người bình thường, không đặt lên cái áp lực đạo đức bắt anh ta phải cư xử chuẩn mực hơn người khác. Đó chỉ là cái nghề để mưu sinh. Nghề nào cũng có vấn đề, thì nghề giáo không thể mười phân vẹn mười.

    Cái quan điểm thần thánh hóa nghề giáo có từ xưa, nay muốn coi đó là một công việc bình thường, hẳn là rất khó với nhiều người.

    Những kỳ vọng về “đạo đức nghề nghiệp” cao hơn bình thường, thần thánh hóa nhân cách người làm nghề không chỉ xuất hiện trong nghề giáo. Nó được đặt lên vai nhiều “người của công chúng”, từ bác sỹ, ca sỹ, cho đến cầu thủ.

    Bản hợp đồng mới giúp Rooney bỏ túi 300.000 bảng/tuần

    Wayne Rooney bị chế nhạo ở nhiều nơi, cả trên cộng đồng mạng lẫn trên mặt báo phương Tây vì lần thứ 2 anh vùng vằng ra đi trong 4 năm, là lần thứ 2 anh được tăng lương. Bây giờ lương của Rooney đã lên đến 300.000 bảng/tuần.

    Việc tồn tại tình yêu và phần nào là cả “ân nghĩa” giữa CLB và cầu thủ là một quan niệm phổ biến. Khái niệm “lòng trung thành” được tô hồng khắp mọi nơi. Đã từng có thời nó là luật: một cầu thủ hết hợp đồng cũng không được rời khỏi CLB của anh ta, cho đến khi Luật Bosman ra đời.

    Rooney không phải cầu thủ đầu tiên mang tiếng vì cách đối xử với CLB làm nên tên tuổi của mình. Trước thì có Cristiano Ronaldo, Luis Figo, mới đây thì có Mario Goetze, những kẻ mang tiếng “phản bội”.

    Liệu “lòng trung thành” và “tình yêu” có phải là những gánh nặng mà người ta đã đặt lên vai cầu thủ, một cách phi lý? Nếu ngay từ đầu họ không có lòng trung thành, không mang màu cờ sắc áo trong tim, mà chỉ là một người làm nghề bình thường, thì làm sao mà lật ngược lại để gọi họ là kẻ phản bội?

    Rooney có quyền đòi được ra đi. Và việc cố giữ chân anh là ý của M.U, việc trả 300.000 bảng/tuần là cái giá của ý nguyện ấy. Thuận mua vừa bán. Nếu gạt những giá trị “màu cờ sắc áo” sang một bên thì hợp đồng ấy đơn giản như mọi hợp đồng kinh tế khác.

    Liệu đã đến lúc xem xét lại những giá trị đạo đức mà đám đông gán lên vai nhiều ngành nghề, để rồi chính đám đông, lại thất vọng khi họ không đảm đương được những gánh nặng đạo đức ấy?
    ĐỨC HOÀNG • 19:52 ngày 24/02/2014

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay