Bác sĩ cho tôi được hỏi dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì, bệnh có nguy hiểm đến tính mạng không? Tôi xin cảm ơn (Thanh Vân, quận 3, TP.HCM).
Ban đầu, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch thường cảm thấy nặng chân, phù nhẹ, mỏi chân, châm chích, cảm giác như bị kiến bò lúc về đêm, các tĩnh mạch dưới da có thể nổi lên, chạy ngoằn nghèo…
Suy giãn tĩnh mạch ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Tôi nghe nói việc ngồi hoặc đứng nhiều cũng là nguy cơ gây ra giãn tĩnh mạch chân, điều này có đúng không thưa bác sĩ? Tôi là nhân viên văn phòng, phải ngồi liên tục trong nhiều giờ liền, vậy tôi phải làm sao để phòng tránh bệnh này? Mong bác sĩ cho lời khuyên. (Trọng Nghĩa, quận 10, TP.HCM).
Đúng như anh nói, giữ tư thế đứng hay ngồi quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Thông thường, nhiệm vụ của tĩnh mạch chân là vận chuyển máu từ chân về tim theo chiều từ dưới lên trên, và từ các tĩnh mạch nông vào các tĩnh mạch sâu. Khi chúng ta đứng thẳng, máu trong tĩnh mạch phải thắng trọng lực để chảy về tim, khi đó các cơ ở chân phải ép các tĩnh mạch sâu ở chân và bàn chân. Các van trong các tĩnh mạch sẽ giúp máu chảy theo một chiều lên tim. Khi cơ ở chân co, các van trong tĩnh mạch sẽ mở ra, khi cơ ở chân thả lỏng, các van sẽ đóng lại, giúp máu không đi ngược trở lại chân. Toàn bộ tiến trình đem máu trở về tim gọi là bơm tĩnh mạch.
Khi ta đi lại, các cơ chân co lại, bơm tĩnh mạch hoạt động tốt. Nhưng khi ta ngồi hay đứng, nhất là đứng, ngồi lâu, máu trong các tĩnh mạch chân sẽ ứ lại, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch dẫn đến làm yếu thành tĩnh mạch và làm tổn thương các van. Khi đó, bệnh giãn tĩnh mạch sẽ xảy ra.
Nhân viên văn phòng với đặc thù công việc phải ngồi trong nhiều giờ liền thường có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân rất cao. Để ngăn ngừa bệnh này, anh nên tranh thủ để cơ thể vận động vào bất cứ lúc nào có thể. Hãy đi thang bộ thay vì thang máy, đi lại xung quanh vị trí của minh, thi thoảng, anh nên cố gắng chạy tại chỗ, hoặc đứng nhón gót chân liên tục 15-20 lần cho mỗi lần tập.
Để giảm tối đa lực ép lên chân và mặt đùi, nên ngồi tư thế chắc chắn khi làm việc: chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc sau đùi. Nên tránh các tư thế ngồi đong đưa hai chân, ngồi xếp bằng, ngồi chồm hổm. Tất cả các tư thế trên đều đè nén trực tiếp lên tĩnh mạch, do đó làm cản trở sự lưu thông máu về tim và có hại cho sức khỏe tĩnh mạch. Biểu hiện dễ thấy là ngồi một chút sẽ bị tê chân ngay.
Chào bác sĩ! Tôi năm nay 40 tuổi, tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới. Tôi vẫn giữ thói quen đi bộ hàng ngày, điều này có giúp làm thuyên giảm bệnh giãn tĩnh mạch không thưa bác sĩ. (Nguyễn Thị Trang, TP.Vũng Tàu).
Đối với bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới thì đi bộ không phải là môn thể thao tốt nhất. Thậm chí nếu đi bộ không đúng cách còn có thể làm bệnh nặng thêm. Nếu thường xuyên đi bộ, chị nên đi nhanh, vừa đi vừa nghỉ, không nên đi liên tục và đi đoạn đường quá dài. Nếu có thể, chị nên học và thực hành bơi lội, đây là môn thể thao tốt nhất cho người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.
Xin bác sĩ cho tôi được biết tại sao phụ nữ mang thai lại dễ bị giãn tĩnh mạch, nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi không? Tôi đang có thai tháng đầu tiên nên khá lo lắng. Cảm ơn bác sĩ (Phạm Thanh Minh, TP.Long An).
Phụ nữ thường bị giãn tĩnh mạch chân trong quá trình mang thai. Nguyên nhân là do khối lượng máu tăng lên để nuôi em bé. Những tĩnh mạch vùng chân của thai phụ phải làm việc để thắng trọng lực để đưa lượng máu lớn này về tim.
Mặt khác, trong thời kỳ mang thai, áp lực vùng chậu tăng và đè vào tĩnh mạch chủ ở vùng chậu, tạo áp lực lớn lên các mạch máu ở vùng chân. Đây cũng là thời kỳ hormone Progesteron được tạo ra nhiều, gây giãn mạch.
Suy giãn tĩnh mạch thời kỳ mang thai không ảnh nhiều đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Nếu người mẹ không bị suy giãn tĩnh mạch từ trước khi mang thai, thì bệnh sẽ hết sau khi sinh con, chị yên tâm nhé!
Có một số bạn đã kể cho tôi nghe khi bạn đó phải uống thuốc tây thường xuyên để điều trị bệnh. Tuy nhiên gần đây bạn lại gặp phải một số vấn đề ở dạ dày do tác dụng phụ của thuốc. Hiện tại, bạn đã ngưng sử dụng thuốc tây và đang tìm kiếm các loại thuốc thảo dược để điều trị bệnh
Tôi được biết viên Tĩnh Mạch của Kingphar để hỗ trợ điều trị bệnh
Với công dụng:
Tăng độ bền tĩnh mạch chi
Phòng ngừa và hỗ trợ liệu pháp điều trị chững giãn, tắc tĩnh mạch chi: đau chân, nặng chân, sưng phù, nề, tê ngứa chân, khó chịu khi đi lại và chạy bộ…
Đối tượng sử dụng:
- Người bị suy giãn, viêm tắc tĩnh mạch
- Người có yếu tố nguy cơ suy giãn/viêm tắc tĩnh mạch như làm việc thường xuyên trong tư thế đứng lâu hoặc ngồi lâu,
- Người hoạt động chân tay có cường độ cao, béo phì, cao huyết áp, nghiện thuốc là, ít hoạt động, người bị xơ vữa tĩnh mạch.
Cách dùng:
- Ngày 2 lần mỗi lần 2 viên, uống trước khi ăn 30 phút -1 giờ hoặc sau khi ăn 1 giờ đến 2 giờ
- Nên dùng thường xuyên.
Viên tĩnh mạch chi được bào chế từ các Thảo Dược thiên nhiên nên sử dụng rất an toàn và bạn hoàn toàn yên tâm
Sản phẩm có bán tại các Nhà thuốc Đông - Tây Y lớn trên Toàn Quốc
Mọi chi tiết bạn có thể liên hệ 0986 356 663 (Nhà Cung Cấp Sản Phẩm )
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh