La Liga trong lòng Premier League: Cơn gió lành trên cánh đồng khô cạn
1859 km, đó là khoảng cách địa đồ từ xứ bò tót tới xứ dầm sương, từ đấu trường đến hoa hồng nhị trắng. Quãng đường dài phủ đầy nắng mưa ấy sẽ là chiếc cầu đặc biệt trong bản đồ túc thế giới, bởi nó đã in đầy dấu chân của các phi vụ chuyển nhượng đáng tự hào. Từ La Liga đến Premier League, những giao thoa của hai nền bóng đá đang làm dậy sóng một Ngoại hạng Anh khô khan, cằn cỗi.
Cầm trên tay chiếc Tây Ban Cầm, Lorca từng mang trong mình sứ mệnh phục sinh một nền văn hoá chìm trong phát xít. Chút hoang dại, chút cuồng say của người nghệ sĩ phóng khoáng như giọt nước mát lành đắp bồi nên sự sống, góp phần tạo nên một Tây Ban Nha xinh đẹp và đầy lãng mạn ngày hôm nay. Ngót nửa thế kỷ trôi qua, chất nghệ ca của người thi sĩ ngày nào vẫn không thay đổi, nó hoà tan vào nền bóng đá nơi đây, trộn lẫn với “La tinh máu lửa” để thành một thứ tinh hoa đặc biệt, ngấm sâu vào máu của bất cứ ai nào đặt chân lên từng mét cỏ. Dù ít dù nhiều, những cầu thủ từng chơi bóng ở La Liga luôn có cái gì đó đặc biệt, một cái chất không thể mất đi, để bây giờ, họ mang cái chất ấy đi để làm giàu cho nền bóng đá khác. Đó là sự mềm mại, tính kỹ thuật cùng sự tinh tế trong lối chơi, mà nhiều người đang thấy rõ hơn bao giờ hết trên chính bóng đá Anh vốn chỉ tôn sùng sự hiệu quả.
De Gea, Herrera và Mata của M.U Nhắc đến bóng đá Anh, người ta thường liên tưởng đến điều gì? Xuống biên, tạt cánh, đánh đầu và những cuộc tranh chấp thể lực không ngừng nghỉ, thứ bóng đá ấy đã song hành cùng các đội bóng Anh suốt chiều dài của một thế kỷ. Đã có lúc, thời gian bóng bay trên không nhiều ngang với lăn trên cỏ. Đã có lúc, ngọn cỏ đường biên dập nát còn ngọn cỏ trung lộ vẫn mơn mởn tốt tươi. Đúng, đá bóng kiểu Anh truyền thống là như vậy đấy. Nếu có ai mới bắt đầu xem Premier League từ vài năm trở lại đây, hãy cho rằng mình là người may mắn, bởi họ đã và đang được chứng kiến cuộc chuyển giao lịch sử về mặt con người lẫn lối chơi. Premier League 2014/2015 đang là thành quả của cuộc chuyển giao ấy: Người La Liga đang “xâm chiếm” NHA, gạt bỏ truyền thống để thổi một làn gió mới lạ, mát lành hơn.
Fabregas và Diego Costa Diego Costa & Cesc Fabregas ở Chelsea, Angel Di Maria ở Manchester United hay Alexis Sanchez ở Arsenal hay Ayoze Perez ở Newcastle. Họ có điểm chung gì? Đó là La Liga. La Liga từng là biểu tượng nằm trên cánh tay áo họ chỉ một mùa bóng trước thôi, giờ thì những con người nay đang toả sáng ở Premier League, nắm trong tay vận mệnh của cả màu áo mà họ đang khoác trên mình. Costa và Fabregas khiến cỗ máy Chelsea của Mourinho trở nên hoàn hảo, Di Maria giúp cho 3 tháng đầu của van Gaal không thành thảm hoạ, còn không có những bàn thắng của Sanchez, chẳng hiểu Arsenal đang phiêu dạt phương nào. Không dừng lại ở mặt thành tích, đóng góp của các tân binh xứ bò tót còn đến ở lối chơi. Nhìn rộng ra vài mùa giải gần đây, những cầu thủ đến từ TBN đang làm mưa làm gió ở Premier League. David Silva là nhạc trưởng, còn Sergio Aguero là hạt nhân tấn công tạo nên sức mạnh huỷ diệt cho Man City vốn chỉ là đội bóng “thường thường bậc trung”. Juan Mata đến giúp một Chelsea xù xì, thực dụng có thêm màu uyển chuyển. Michu, De Guzman rồi Michael Laudrup - huyền thoại của Barcelona khiến Swansea chơi đẹp mắt bậc nhất Premier League, hay Roberto Martinez suýt nữa đã giành quyền dự Champions League cùng Everton.
Đội hình của HLV Mourinho và Van Gaal có nhiều tuyển thủ Tây Ban Nha
Đến với một môi trường khác hoàn toàn, những “Lorca của La Liga” không bị “đồng hoá” vào lối chơi ấy, mà khiến cho cả một tập thể cũng tinh tế, uyển chuyển theo tư duy bóng đá của mình. Đó cũng là lúc những đường ban chuyền tầm thấp, những pha đi bóng kỹ thuật, những cú chọc khe tinh tế theo thời gian ngày một nhiều hơn ở sân cỏ nước Anh. Bàn thắng cứ thế đến như một lẽ tự nhiên. Mùa giải này đã có một sự bùng nổ về số lượng bàn thắng. Không cần phải căng mắt ra đếm, sau 11 vòng đấu, chỉ còn Southampton là thủng lưới ít hơn 11 bàn, cũng như 18/20 đội bóng đã có nhiều hơn 10 bàn thắng. Chelsea đang bỏ xa phần còn lại, nhưng đội bóng của Mourinho mới chỉ giữ sạch lưới… 3 trận. Những chiến thắng kiểu 4-2, 6-3 đã có nhiều hơn dẫu nó không phải thói quen của “Người đặc biệt”. Van Gaal muốn Falcao, Di Maria, Herrera từ xứ bò tót để trang hoàng hàng công, còn Pellegrini cần Navas, Silva, Yaya Toure hoàn thiện thêm mảnh ghép. Các tân binh La Liga góp phần giúp cho các trận đấu sôi động hơn, kịch tính hơn, đẹp mắt hơn, bổ sung thêm cho món khai vị kiểu Anh chút gì đó bắt mắt, để lôi kéo những “thực khách” người Anh vốn nổi tiếng khó tính và bảo thủ.
Silva là linh hồn trong lối chơi của Man City Nửa thập kỷ chuyển giao, Premier League mang đến cho
La Liga những Bale, Ronaldo hay Suarez hào nhoáng, rồi nhận lại được thứ bóng đá “vị nghệ thuật” ngày một phát triển hơn. Có thể vị thế của NHA ở đấu trường châu Âu đang mất dần, nhưng họ có lại được rất nhiều thứ: Một giải đấu bất ngờ, khó đoán, những phút giây được đích thực là giải trí cùng môn túc cầu, trong thời điểm bóng đá ngày càng nặng tính thương mại. Vị thế, xét cho cùng chỉ là thứ phù du huyễn ảo, chẳng thể chạy theo hay nâng bước con người mãi được. Bởi với những NHM chân chính, được xem đội bóng ưa thích của mình thi đấu, đã là niềm hạnh phúc lớn lao lắm rồi.
- 3 cầu thủ dẫn đầu danh sách phá lưới đều đến từ La Liga.
Sergio Aguero (Atletico Madrid), Diego Costa (Atletico Madrid), Alexis
Sanchez (Barcelona) ghi tổng cộng 30 bàn/11 trận.
- Fabregas cùng Di Maria có tổng cộng 14 đường kiến tạo .
-
Di Maria là bản hợp đồng đắt giá nhất của Man Utd mùa này (60
triệu bảng). Hai bản hợp đồng đắt giá nhất trong 2 năm trở
lại đây là với Oezil (42,5 triệu bảng) và Sanchez (30 triệu bảng).
Chelsea cũng mất 88 triệu bảng cho Fabregas, Costa, Mata còn Man
City tốn hơn 100 triệu bảng cho Yaya Toure, Jesus Navas, Aguero và
David Silva.
- Tất cả các đội bóng thuộc top 10 Premier League đều có ít nhất một cầu thủ đến từ La Liga trong đội hình chính. |