* Tổng hợp tin chuyển nhượng ngày 4/6
* Cập nhật danh sách chuyển nhượng mùa Hè 2014
Yêu người mới được người yêu. Messi có lẽ chưa bao giờ được người hâm mộ Argentina yêu mến thật lòng. Cái mà các fan của Albiceleste cần là một cầu thủ có thể đem về cho xứ tango chức vô địch World Cup, điều mà sau Diego Maradona không ai làm được. Ai “nịnh” Messi thì mặc, nhưng cầu thủ đang chơi cho FC Barcelona này tự cảm thấy anh chỉ là “con ghẻ” ở chính quê hương của mình.
Vì thế, khá khôi hài khi mới đây Messi là nhân vật trung tâm trong một cuốn cuốn sách mang tên “Messi, người yêu nước” của 2 tác giả Cristian Grosso và Martin Castilla. Messi có yêu nước hay không, không phải cứ lời anh nói là chúng ta tin. Messi không hát quốc ca hoặc khóc trên sân cỏ như Maradona, cũng không có nghĩa anh không yêu nước. Nhưng, khi đội trưởng của tuyển Argentina tại World Cup 2014 nói rằng “tôi thấy buồn khi nhiều người Argentina không yêu mến tôi, thậm chí còn chỉ trích tôi”, thì chúng ta có thể tin anh nói thật.
Vì sao Messi nói vậy? Vì hoàn cảnh khá đặc biệt. Khi còn nhỏ, Messi không đủ tiền chữa bệnh còi cọc nên phải sang TBN, nhờ kinh phí của Barcelona. Chính quê hương Argentina đã chối bỏ Messi trước, nên anh mới trở thành người của lò La Masia rồi sau đó là siêu sao của CLB xứ Catalan. Nhiều người bảo Messi giống người TBN hơn người Argentina, cũng giống như giới hâm mộ Brazil từng chửi bới, chỉ trích Rivaldo là “kẻ lạc loài”.
Những người không tổ quốc, luôn là những kẻ cô đơn. Maria Sharapova biết rõ điều naỳ hơn ai hết, một cô gái Nga nhưng không được đội tuyển nữ quần vợt Nga chấp nhận, vì Masha sống và tập luyện ở Mỹ từ nhỏ, nói tiếng Mỹ còn rành hơn tiếng Nga.
Đội tuyển Fed Cup của Nga từng loại Sharapova, dù cô là siêu sao số 1 của đội. Argentina không dám loại Messi, nhưng lại trách khi cầu thủ này không ghi bàn nào ở World Cup 2010 (giữa lùm xùm dư luận chuyện HLV Diego Maradona GATO (ghen ăn tức ở) Messi, bắt anh dạt cánh thay vì đá tự do). Năm 2009, khi Messi đoạt giải Cầu thủ hay nhất thế giới của FIFA, anh không có tên trong danh sách những nhà thể thao được yêu thích nhất ở quê nhà Argentina.
Đứng đầu là Maradona (dù danh thủ này đã giải nghệ), sau đó là Carlos Tevez (dù cầu thủ này không bao giờ vươn đến đẳng cấp và thành công như Messi), ngoài ra còn là Martin del Potro, một VĐV quần vợt từng vô địch US Open sau khi đánh bại cả Rafael Nadal và Roger Federer. Nghĩa là, Messi hay cỡ nào thì ở quê hương, anh cũng chỉ là “con ghẻ”.
Messi nôn khan, Messi làm thủ quân, Messi hạ quyết tâm, tất cả không đủ đảm bảo Messi sẽ đem về cho Argentina cúp vàng thế giới mà xứ tango khao khát. Tài năng cần nhưng không đủ đem lại thành công. Vẫn còn rất cần tình yêu, sự tin tưởng và thoải mái trong mối quan hệ song phương.
Rất tiếc, Messi và Albiceleste không phải cặp đôi hoàn hảo. Nếu World Cup 2014 Messi không đăng quang, có lẽ cơ hội vô địch thế giới sẽ trôi qua với một trong những siêu sao lớn nhất mọi thời (4 năm sau, ở World Cup 2018 Messi đã 31 tuổi). Có một điều cần nhấn mạnh: Không có chức vô địch World Cup, Messi vẫn rất vĩ đại, và giá trị chuyên môn của anh sẽ không giảm bao nhiêu. Suy cho cùng, thiệt hại nhất vẫn là Albiceleste và bóng đá Argentina.
* Cập nhật danh sách chuyển nhượng mùa Hè 2014
Yêu người mới được người yêu. Messi có lẽ chưa bao giờ được người hâm mộ Argentina yêu mến thật lòng. Cái mà các fan của Albiceleste cần là một cầu thủ có thể đem về cho xứ tango chức vô địch World Cup, điều mà sau Diego Maradona không ai làm được. Ai “nịnh” Messi thì mặc, nhưng cầu thủ đang chơi cho FC Barcelona này tự cảm thấy anh chỉ là “con ghẻ” ở chính quê hương của mình.
Vì thế, khá khôi hài khi mới đây Messi là nhân vật trung tâm trong một cuốn cuốn sách mang tên “Messi, người yêu nước” của 2 tác giả Cristian Grosso và Martin Castilla. Messi có yêu nước hay không, không phải cứ lời anh nói là chúng ta tin. Messi không hát quốc ca hoặc khóc trên sân cỏ như Maradona, cũng không có nghĩa anh không yêu nước. Nhưng, khi đội trưởng của tuyển Argentina tại World Cup 2014 nói rằng “tôi thấy buồn khi nhiều người Argentina không yêu mến tôi, thậm chí còn chỉ trích tôi”, thì chúng ta có thể tin anh nói thật.
Vì sao Messi nói vậy? Vì hoàn cảnh khá đặc biệt. Khi còn nhỏ, Messi không đủ tiền chữa bệnh còi cọc nên phải sang TBN, nhờ kinh phí của Barcelona. Chính quê hương Argentina đã chối bỏ Messi trước, nên anh mới trở thành người của lò La Masia rồi sau đó là siêu sao của CLB xứ Catalan. Nhiều người bảo Messi giống người TBN hơn người Argentina, cũng giống như giới hâm mộ Brazil từng chửi bới, chỉ trích Rivaldo là “kẻ lạc loài”.
Những người không tổ quốc, luôn là những kẻ cô đơn. Maria Sharapova biết rõ điều naỳ hơn ai hết, một cô gái Nga nhưng không được đội tuyển nữ quần vợt Nga chấp nhận, vì Masha sống và tập luyện ở Mỹ từ nhỏ, nói tiếng Mỹ còn rành hơn tiếng Nga.
Đội tuyển Fed Cup của Nga từng loại Sharapova, dù cô là siêu sao số 1 của đội. Argentina không dám loại Messi, nhưng lại trách khi cầu thủ này không ghi bàn nào ở World Cup 2010 (giữa lùm xùm dư luận chuyện HLV Diego Maradona GATO (ghen ăn tức ở) Messi, bắt anh dạt cánh thay vì đá tự do). Năm 2009, khi Messi đoạt giải Cầu thủ hay nhất thế giới của FIFA, anh không có tên trong danh sách những nhà thể thao được yêu thích nhất ở quê nhà Argentina.
Đứng đầu là Maradona (dù danh thủ này đã giải nghệ), sau đó là Carlos Tevez (dù cầu thủ này không bao giờ vươn đến đẳng cấp và thành công như Messi), ngoài ra còn là Martin del Potro, một VĐV quần vợt từng vô địch US Open sau khi đánh bại cả Rafael Nadal và Roger Federer. Nghĩa là, Messi hay cỡ nào thì ở quê hương, anh cũng chỉ là “con ghẻ”.
Messi nôn khan, Messi làm thủ quân, Messi hạ quyết tâm, tất cả không đủ đảm bảo Messi sẽ đem về cho Argentina cúp vàng thế giới mà xứ tango khao khát. Tài năng cần nhưng không đủ đem lại thành công. Vẫn còn rất cần tình yêu, sự tin tưởng và thoải mái trong mối quan hệ song phương.
Rất tiếc, Messi và Albiceleste không phải cặp đôi hoàn hảo. Nếu World Cup 2014 Messi không đăng quang, có lẽ cơ hội vô địch thế giới sẽ trôi qua với một trong những siêu sao lớn nhất mọi thời (4 năm sau, ở World Cup 2018 Messi đã 31 tuổi). Có một điều cần nhấn mạnh: Không có chức vô địch World Cup, Messi vẫn rất vĩ đại, và giá trị chuyên môn của anh sẽ không giảm bao nhiêu. Suy cho cùng, thiệt hại nhất vẫn là Albiceleste và bóng đá Argentina.