Đó gần như là một khoảnh khắc của định mệnh. Định mệnh nói rằng Danny Welbeck phải ghi bàn vào lưới M.U. Mà đó không phải là một bàn thắng bình thường, đó là pha lập công chấm dứt hy vọng có được danh hiệu duy nhất của “Quỷ đỏ” ở mùa giải năm nay, mùa giải mà người M.U rất hy vọng có thể làm được điều gì đó đặc biệt với những tân binh chất lượng cao và một HLV hạng sang. Welbeck đã bị M.U đẩy đi để phục vụ cho mục đích đó. Và giờ, như một quả báo, họ đã bị chính người cũ của mình trừng phạt.
Nói là định mệnh, bởi đó là một tình huống “từ trên trời rơi xuống” cho Welbeck, từ pha chuyền về bất cẩn của Antonio Valencia. Trên thực tế, trong 75 phút có mặt trên sân, tiền đạo người Anh không hề gây ấn tượng. Anh vẫn lập bập như vậy, vẫn có những pha đỡ bóng lóng ngóng một cách nghiệp dư, vẫn chật vật tìm cơ hội lách qua những đồng đội cũ. Sau trận, HLV Louis van Gaal cho rằng dù Welbeck ghi bàn nhưng ông vẫn không cho rằng mình đã sai khi bán tiền đạo này. Một phần nào đó Van Gaal đã đúng, nhưng phần còn lại, ông đã hoàn toàn sai bởi “người tính” không thể bằng “trời tính”.
Welbeck không thể ngờ anh lại có cơ hội ghi bàn tốt như vậy
Chính Welbeck có lẽ cũng không ngờ rằng mình lại được HLV Arsene Wenger xếp đá chính, và rồi được Valencia “tặng quà” một cách dễ dàng như vậy. Có thể cảm nhận thấy rõ tâm lý có phần căng cứng và sự hồi hộp của chân sút này mỗi lần nhận bóng và hướng về khung thành của David de Gea. 6 năm tại đội 1 M.U, và 7 năm ở các đội trẻ của CLB này là quãng thời gian đủ để chàng trai sinh ra tại Manchester cảm thấy ngại ngần khi đối mặt với những đồng đội cũ ngay tại sân đấu cũ, dù anh đã thể hiện được rất nhiều điều kể từ khi đầu quân cho Arsenal, rằng anh không phải là một món hàng thải.
Nếu Welbeck chủ tâm rời M.U vào mùa Hè năm ngoái, hành động ăn mừng của anh vào lưới đội bóng cũ chắc chắn sẽ bị các CĐV M.U lên án, còn các CĐV Arsenal sẽ nhìn anh bằng một con mắt khác, ái ngại hơn. Nhưng thực tế là M.U đã không cần đến anh nữa, vậy thì việc cầu thủ này hướng ánh mắt kiêu ngạo lên khu khán đài dành cho các CĐV đội chủ nhà kèm hành động ăn mừng quen thuộc là điều không có gì bất bình thường. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, định mệnh chính là câu trả lời thỏa đáng nhất cho bất kỳ CĐV M.U nào vẫn đang chưa hiểu tại sao Welbeck lại có thể ghi bàn vào đêm qua.
Frank Lampard vẫn được các CĐV Chelsea chào đón bằng những khẩu hiệu ngập tràn tình yêu khi anh trở lại Stamford Bridge vào tháng 2 vừa qua, Fernando Torres được Atletico Madrid tổ chức hẳn một buổi ra mắt như với một tân binh ngôi sao trong ngày trở về (dù chỉ là theo dạng cho mượn), giữa 45.000 CĐV trên sân Vicente Calderon. Lí do mà Lampard và Torres vẫn được chào mừng, là bởi họ vẫn giữ được sự tôn trọng. Cả hai đều đã ra dấu không ăn mừng khi ghi bàn vào lưới đội bóng cũ, và không có bất kỳ phát ngôn thiếu tôn trọng nào hướng đến nơi mà danh tiếng của mình được tạo ra.
Lampard và Torres đã được đón tiếp nồng nhiệt trong ngày trở về
Nhưng cũng hãy nhìn vào những trường hợp của Samir Nasri hay Emmanuel Adebayor - những cựu “Pháo thủ”, những người đã nhất quyết rũ áo Arsenal để chạy theo tiếng gọi của danh hiệu và đồng tiền, và là những người đã ăn mừng như thể không biết trời đất là gì mỗi lần ghi bàn hay có chiến thắng trước đội bóng cũ. Họ xứng đáng phải nhận những tiếng la ó mỗi lần chạm bóng trên sân, xứng đáng phải nhận những sự thù hằn đến tận cùng từ các CĐV đội bóng cũ. Xét cho cùng, đó chỉ là câu chuyện về thái độ sống.
Khi Arsenal đến làm khách trước M.U ở vòng đấu áp chót vào tháng 5 tới, Welbeck hoàn toàn có thể sẽ lại được đá chính tại Old Trafford. Điều đáng chờ đợi khi đó, là việc các CĐV “Quỷ đỏ” sẽ đón tiếp chàng tiền đạo da màu này theo cách như thế nào. Chắc chắn không phải là hân hoan như Lampard hay Torres, nhưng cũng không thể tệ bạc như Nasri hay Adebayor. Điều tốt nhất họ có thể làm, có lẽ là im lặng...
Nói là định mệnh, bởi đó là một tình huống “từ trên trời rơi xuống” cho Welbeck, từ pha chuyền về bất cẩn của Antonio Valencia. Trên thực tế, trong 75 phút có mặt trên sân, tiền đạo người Anh không hề gây ấn tượng. Anh vẫn lập bập như vậy, vẫn có những pha đỡ bóng lóng ngóng một cách nghiệp dư, vẫn chật vật tìm cơ hội lách qua những đồng đội cũ. Sau trận, HLV Louis van Gaal cho rằng dù Welbeck ghi bàn nhưng ông vẫn không cho rằng mình đã sai khi bán tiền đạo này. Một phần nào đó Van Gaal đã đúng, nhưng phần còn lại, ông đã hoàn toàn sai bởi “người tính” không thể bằng “trời tính”.
Welbeck không thể ngờ anh lại có cơ hội ghi bàn tốt như vậy
Chính Welbeck có lẽ cũng không ngờ rằng mình lại được HLV Arsene Wenger xếp đá chính, và rồi được Valencia “tặng quà” một cách dễ dàng như vậy. Có thể cảm nhận thấy rõ tâm lý có phần căng cứng và sự hồi hộp của chân sút này mỗi lần nhận bóng và hướng về khung thành của David de Gea. 6 năm tại đội 1 M.U, và 7 năm ở các đội trẻ của CLB này là quãng thời gian đủ để chàng trai sinh ra tại Manchester cảm thấy ngại ngần khi đối mặt với những đồng đội cũ ngay tại sân đấu cũ, dù anh đã thể hiện được rất nhiều điều kể từ khi đầu quân cho Arsenal, rằng anh không phải là một món hàng thải.
Nếu Welbeck chủ tâm rời M.U vào mùa Hè năm ngoái, hành động ăn mừng của anh vào lưới đội bóng cũ chắc chắn sẽ bị các CĐV M.U lên án, còn các CĐV Arsenal sẽ nhìn anh bằng một con mắt khác, ái ngại hơn. Nhưng thực tế là M.U đã không cần đến anh nữa, vậy thì việc cầu thủ này hướng ánh mắt kiêu ngạo lên khu khán đài dành cho các CĐV đội chủ nhà kèm hành động ăn mừng quen thuộc là điều không có gì bất bình thường. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, định mệnh chính là câu trả lời thỏa đáng nhất cho bất kỳ CĐV M.U nào vẫn đang chưa hiểu tại sao Welbeck lại có thể ghi bàn vào đêm qua.
Frank Lampard vẫn được các CĐV Chelsea chào đón bằng những khẩu hiệu ngập tràn tình yêu khi anh trở lại Stamford Bridge vào tháng 2 vừa qua, Fernando Torres được Atletico Madrid tổ chức hẳn một buổi ra mắt như với một tân binh ngôi sao trong ngày trở về (dù chỉ là theo dạng cho mượn), giữa 45.000 CĐV trên sân Vicente Calderon. Lí do mà Lampard và Torres vẫn được chào mừng, là bởi họ vẫn giữ được sự tôn trọng. Cả hai đều đã ra dấu không ăn mừng khi ghi bàn vào lưới đội bóng cũ, và không có bất kỳ phát ngôn thiếu tôn trọng nào hướng đến nơi mà danh tiếng của mình được tạo ra.
Lampard và Torres đã được đón tiếp nồng nhiệt trong ngày trở về
Nhưng cũng hãy nhìn vào những trường hợp của Samir Nasri hay Emmanuel Adebayor - những cựu “Pháo thủ”, những người đã nhất quyết rũ áo Arsenal để chạy theo tiếng gọi của danh hiệu và đồng tiền, và là những người đã ăn mừng như thể không biết trời đất là gì mỗi lần ghi bàn hay có chiến thắng trước đội bóng cũ. Họ xứng đáng phải nhận những tiếng la ó mỗi lần chạm bóng trên sân, xứng đáng phải nhận những sự thù hằn đến tận cùng từ các CĐV đội bóng cũ. Xét cho cùng, đó chỉ là câu chuyện về thái độ sống.
Khi Arsenal đến làm khách trước M.U ở vòng đấu áp chót vào tháng 5 tới, Welbeck hoàn toàn có thể sẽ lại được đá chính tại Old Trafford. Điều đáng chờ đợi khi đó, là việc các CĐV “Quỷ đỏ” sẽ đón tiếp chàng tiền đạo da màu này theo cách như thế nào. Chắc chắn không phải là hân hoan như Lampard hay Torres, nhưng cũng không thể tệ bạc như Nasri hay Adebayor. Điều tốt nhất họ có thể làm, có lẽ là im lặng...