Bóng Đá Plus trên MXH

Hà Lan chết vì những cơn lốc trong phòng thay đồ
13:37 ngày 13/10/2015
Tuy là một tên tuổi lớn trong làng bóng đá thế giới, nhưng ĐT Hà Lan lại chưa gặt hái được nhiều vinh quang như Brazil, Đức, Tây Ban Nha hay Italia. Một trong những nguyên nhân khiến Oranje lận đận trong việc chinh phục những đỉnh cao là họ sở hữu dàn cầu thủ quá cá tính.

    Khi mâu thuẫn đã trở thành thương hiệu

    Tờ De Telegraaf mới đây đưa tin, hai ngôi sao tấn công Robin van Persie và Memphis Depay đã cãi nhau to trong buổi tập của ĐT Hà Lan trước trận đấu với Kazakhstan cuối tuần trước. Dù HLV Danny Blind cố gắng trấn an dư luận bằng tuyên bố vụ xung đột giữa bộ đôi nói trên không dữ dội như mức mà báo chí đã nói, song người ta vẫn có thừa lý do để bàn về chủ đề không mới, đó là mâu thuẫn nội bộ đã trở thành thương hiệu của bóng đá Hà Lan.

    Nên biết, Van Persie và Depay vốn là những cầu thủ có cái tôi rất lớn. Nếu như cựu tiền đạo Manchester United gần như không thể đứng cùng chiến tuyến với đồng đội Klaas-Jan Huntelaar, thì Depay từng bị nhiều người chỉ trích về lối sống ích kỷ, hay khoe mẽ và ngông cuồng. Khi hai cầu thủ có cá tính như thế chơi bóng cùng nhau, giữa họ có xảy ra mâu thuẫn thì đó âu cũng là lẽ thường tình.

    Nếu HLV Blind tìm cách bưng bít thông tin về chuyện nội bộ Hà Lan lục đục, thì có vẻ như ông đã làm không đến nơi đến chốn khi bất ngờ để Van Persie ngồi dự bị đến gần hết trận đấu với Kazakhstan. Trong cuộc họp báo sau trận, cầu thủ này đã không giấu nổi vẻ thất vọng trong ngày anh vươn tới cột mốc đá 100 trận cho ĐTQG. Theo Van Persie thì anh hoàn toàn khỏe mạnh và đáng ra nên được cho ra sân ngay từ đầu thay vì phải ngồi dự bị tới phút 87.

    Van Persie và Depay cãi nhau trên sân tập
    Van Persie và Depay cãi nhau trên sân tập

    Chẳng cần phải quá tinh ý, chỉ cần nghe qua phát biểu của Van Persie thôi người ta đã thấy đây là cầu thủ có thiên hướng nổi loạn. Không ai phủ nhận Van Persie có tài và đã đóng góp rất nhiều cho ĐTQG, nhưng cá tính của anh không phải là tố chất tốt để tạo ra một tập thể vững mạnh. Đáng buồn thay, ĐT Hà Lan lại có quá nhiều những mẫu cầu thủ kiểu như Van Persie hay Depay. 

    Lật lại quá khứ, có thể dễ dàng tìm ra những ví dụ tiêu biểu cho sự bất ổn trong phòng thay đồ của ĐT Hà Lan. Đơn cử như chuyện Ruud Gullit không chịu dự World Cup 1994 vì bất đồng với BHL, hay Edgar Davids bị đuổi khỏi đội khi đang cùng ĐT Hà Lan tranh tài tại EURO 1996. Tóm lại, ĐT Hà Lan không thiếu những cầu thủ xuất chúng, nhưng không ít người trong số họ lại là mầm mống khiến tinh thần đoàn kết trong đội bị nạn nứt. Đây chính là một trong những lý do khiến “Cơn lốc màu da cam” chưa có được thành công tương xứng với tầm vóc của đội bóng này.

    Phải làm cách mạng

    Lúc này ĐT Hà Lan đang trong giai đoạn chuyển giao. Trong trận đấu vừa qua với Kazakhstan, người ta thấy trong đội hình xuất phát của họ có tới 3 gương mặt mới lần đầu khoác áo ĐTQG là El Ghazi, Tete, van Dijk, trong khi Riedewald trước đó mới đá 1 trận cho Oranje. Việc Hà Lan sử dụng đội hình kết hợp những cầu thủ dày dạn kinh nghiệm như Snejder, Huntelaar với dàn tuyển thủ mới mẻ, trong một trận đấu buộc phải thắng, tất nhiên khiến nhiều người hâm mộ cảm thấy có chút bất an.
    Số lần ra sân và số bàn thắng của các tuyển thủ Hà Lan tham dự trận đấu với Kazakhstan
    Số lần ra sân và số bàn thắng của các tuyển thủ Hà Lan tham dự trận đấu với Kazakhstan

    Nhưng suy cho cùng, vì lợi ích lâu dài thì đó là điều mà Hà Lan cần phải mạnh dạn làm ngay để xây dựng một tập thể vững mạnh hơn cho tương lai. Hãy thực tế một chút, đúng là trên lý thuyết Oranje vẫn còn “cửa” giành vé tham dự vòng play-off, nhưng thật ra khả năng họ có thể chiếm lấy vị trí thứ 3 của Thổ Nhĩ Kỳ (đội chỉ cần thêm 1 điểm ở lượt cuối) đã trở nên quá xa vời. 

    Nhìn theo hướng tích cực, nếu Hà Lan bị loại thì đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh để bóng đá nước này tự nhìn lại mình và phải cố gắng tìm ra những chiến lược hợp lý hơn. Ngoài việc phát hiện ra những nhân tốt có thể thay thế dần những trụ cột đã bước vào tuổi “băm” như Sneijder, Van Persie hay Huntelaar, đây cũng chính là cơ hội để Hà Lan chỉnh đốn lại nội bộ ngay từ khâu tuyển chọn ban đầu.

    Đương kim đệ tam anh hào thế giới 2014 không thể tiếc tài năng của một cầu thủ giỏi mà chấp nhận cả những mặt trái trong cá tính của anh ta. Nếu họ ngại sức ép từ dư luận thì thất bại của Hà Lan ở vòng loại EURO 2016 chính là cái cớ hợp lý để hợp thức hóa công cuộc cách mạng. Chỉ khi dám mạnh dạn thay đổi và ổn định được phòng thay đồ, Hà Lan mới có thể hy vọng vào một tương lai tươi sáng. 
    Quang Hoà • 13:37 ngày 13/10/2015

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay